Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình

Tin nóngThứ Hai, 30/01/2023 15:33:00 +07:00

Ba chiếc kiệu Song Loan, Long Đình và Lễ được 24 chàng trai khênh từ 7h sáng đến hơn 12h trưa từ đình làng qua miếu thờ, nhà dân rồi kết thúc tại một ngôi chùa.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 1

Sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), Lễ hội đền chùa Phượng Vũ (thôn Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được tổ chức trở lại sau hai năm gián đoạn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nét đặc biệt và được quan tâm nhất của lễ hội là màn rước 3 chiếc kiệu có tên Song Loan, Long Đình và kiệu Lễ.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 2

Ông Nguyễn Văn Duyên (61 tuổi) đội mũ cánh chuồn tham gia vào đoàn rước. Ông được dân làng tuyển chọn làm chủ hội từ cách đây hơn 2 tháng.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 3

Trước khi nghi lễ rước bắt đầu, hàng trăm người đổ về bên bờ ao gần đình chờ xem các kiệu rước lần lượt được đưa xuống nước.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 4

Trời tương đối lạnh, khoảng 10 độ C nhưng có nắng đã làm giảm bớt sự khắc nghiệt của thời tiết.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 5

Khi mới đầm mình xuống nước, một số thanh niên khiêng kiệu tỏ ra nhăn nhó vì lạnh. Đây là những người tình nguyện được gánh vác công việc rất vất vả này. Họ phải đăng ký từ nhiều tháng trước và được bốc thăm theo kiểu "thánh lựa chọn".

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 6

Trong suốt nhiều giờ, 24 chàng trai liên tục ngâm mình dưới nước, hết xuống ao lại lội đầm bùn, sông và ruộng bằng chân đất.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 7

Các con đường làng đông nghẹt du khách về trảy hội. Kiệu đi đến đâu dòng người theo tới đó. 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 8

Dọc đường kiệu đi qua, nhiều người dân bày mâm lễ trước cổng nhà để lễ thánh.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 9

Kiệu được rước từ đình làng qua miếu, trên đường đi "ngài bảo vào gia đình nào", đám rước "buộc phải" vào đó. Thông thường, kiệu được đưa tới các ngôi nhà có chủ lễ từ các năm trước. 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 10

Trong ba kiệu rước, kiệu đi đầu tiên rước Thánh (Song Loan) đội khênh kiệu mặc áo đỏ.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 11

 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 12

 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 13

Màn được chờ đợi nhất là nghi thức rước kiệu lội sông. 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 14

 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 15

 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 16

Chịu ngâm mình dưới sông khoảng 20 phút, các chàng trai khênh kiệu nhiều lần tỏ ra bị ngộp thở và mỏi gối, chùn chân.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 17

Nhiều lần kiệu nghiêng ngả như thể sắp lật khiến khán giả đứng hai bên bờ sông hồi hộp.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 18

Có hai đường để lên bờ. Theo quan niệm của người dân, lúc này thánh bảo lên lối nào thì đám rước đi theo lối đó. 

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh ở Thái Bình - 19

Sau khi từ dưới sông lên, đoàn rước tiến về chùa Phượng Vũ kết thúc màn rước trong suốt hơn 5 tiếng từ đình làng.

Chùa Phượng Vũ nằm trong cụm di tích đền chùa Phượng Vũ. Sử sách kể lại thánh Từ Đạo Hạnh đến mảnh đất này dạy dân trông cấy, ngài mới thấy có mảnh đất hình con chim phượng xòe cánh múa, thấy đất đắc địa ngài lập một ngôi chùa thờ Phật.

Lễ hội này được tổ chức vào mùng 7 đến 10 tháng Giêng hàng năm, thu hút rất đông du khách thập phương về dự. Lễ hội là dịp để người dân Thọ Lộc và xã Minh Khai tụ họp, cùng thành kính dâng lễ lên thánh Từ Đạo Hạnh, cầu xin các vị thánh phù hộ cho cuộc sống nhân dân no đủ, bình an.

(Nguồn: Vietnamnet)
Bình luận
vtcnews.vn