Từ vụ ông Trần Văn Truyền: Chống tham nhũng không có vùng cấm

Thời sựThứ Bảy, 22/11/2014 11:23:00 +07:00

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận vụ ông Truyền cho thấy việc phòng chống tham nhũng không có vùng cấm.

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận về vụ ông Trần Văn Truyền cho thấy việc phòng chống tham nhũng không có vùng cấm.

Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 21/11, PV VTC News ghi nhận nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) công bố sai phạm và thu hồi tài sản của cựu Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Biệt thự được cho là rộng 30.000m2 của ông Trần Văn Truyền tại Sơn Đông (Bến Tre).
Biệt thự được cho là rộng 30.000m2 của ông Trần Văn Truyền tại Sơn Đông (Bến Tre).  

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật): Đừng tưởng về hưu là đã "an toàn"


Đến bây giờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã rất rõ ràng, trong đó có cả việc yêu cầu thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền.

Với tư cách là một đại biểu Quốc hội tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong vụ việc này khi đã đưa ra được kết luận hợp lòng dân. Đây là một minh chứng rõ ràng cho quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Điều đó thể hiện việc phòng chống tham nhũng không có vùng cấm cho bất cứ ai.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương 
Qua sự việc này có một điều đáng tiếc hơn cả, đó là người được giữ trọng trách của Đảng và nhà nước trong một thời gian dài, tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống tham nhũng mà lại có những sai phạm như vậy. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước rất rõ.

 

Người có sai phạm thường cho rằng mình đã “hạ cánh an toàn”, đến lúc về hưu mới bung ra thì lại cho rằng không ai làm gì được mình cả.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương
 
Từ vụ việc này tôi cho rằng chúng ta vẫn còn có sơ hở trong việc quản lý cán bộ công chức, đặc biệt là thực hiện giải pháp liên quan đến phòng chống tham nhũng.

Nếu việc kê khai tài sản ngay từ ban đầu và kê khai bổ sung hàng năm được thực hiện nghiêm túc, mà chính Thanh tra Chính phủ tham mưu việc đó thì sẽ phát hiện được từ rất lâu rồi.


Việc điều tra xác minh có nhiều sai phạm đến vậy, tôi nghĩ rằng trong quá trình thực hiện kê khai tài sản lần đầu và những lần sau đã không trung thực.

Nếu nó được thực hiện trung thực thì các cơ quan đã phát hiện được. Điều đó cho thấy việc kê khai tài sản còn mang tính hình thức.


Theo tôi, đây là một tiền lệ rất tốt, bởi chúng ta quản lý cán bộ không chỉ quản lý từ lúc đương chức mà còn phải quản lý ngay cả lúc về hưu, đặc biệt đối với Đảng viên. Rất nhiều trường hợp chỉ sau khi về hưu mới phát hiện được sai phạm. Người có sai phạm thường cho rằng mình đã “hạ cánh an toàn”, đến lúc về hưu mới bung ra thì lại cho rằng không ai làm gì được mình cả.

Tôi nghĩ lần xử lý này tạo ra tiền lệ tốt để cảnh tỉnh cho những người nào đã sai phạm trong thời kỳ đương chức, đến lúc về hưu hãy dè chừng.

Sự việc này xảy ra cũng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên nếu giải quyết vụ việc này triệt để sẽ giúp lấy lại lòng tin của người dân đối với Đảng, đối với pháp luật. Giải quyết triệt để ở đây có nghĩa là sai phạm được Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát hiện đến đâu phải được xử lý đến đó.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Pháp luật phải vào cuộc

 Đại biểu Dương Trung Quốc
 Đại biểu Dương Trung Quốc

Tôi rất hoan nghênh việc Ủy ban Kiểm traTrung ương đã có kết luận trong vụ việc của ông Trần Văn Truyền. Sự việc nàykhông phải là hiện tượng cá biệt.

Kết luận về vụ ông Trần Văn Truyền mới chỉ là của bên Đảng. Từ đó, chính quyền cần phải vào cuộc xem ông Truyền có vi phạm luật pháp hay không, có dấu hiệu tham nhũng, chiếm dụng của công hay không. Lúc này, pháp luật phải vào cuộc.


 

Việc họ làm sai thì đã có kết luận nhưng dư luận mong muốn từ đó đi đến việc xử lý như thế nào...

ĐBQH Dương Trung Quốc
 
Bên Đảng sẽ xử lý về tư cách đảng viên còn cơ quan cơ quan luật pháp phải vào cuộc xem xử lý cuối cùng đến đâu. Việc xử lý bên Đảng cao nhất cũng chỉ là khai trừ khỏi Đảng.


Dù sao chúng tôi cũng ghi nhận việc xử lý của bên Đảng. Qua việc này, nếu chúng ta làm nghiêm thì có tác dụng tích cực, nếu không làm nghiêm thì nhiều người sẽ không tôn trọng pháp luật.

Việc họ làm sai thì đã có kết luận nhưng dư luận mong muốn từ đó đi đến việc xử lý như thế nào, nguồn gốc tài sản ở đâu, mức độ sai phạm cụ thể ra sao.

Qua việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vụ việc ông Trần Văn Truyền cho thấy rằng ít nhất là cũng có hiện tượng và các cơ quan chức năng không xuê xoa bỏ đi.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp): Lỗi của công tác bổ nhiệm


Tôi chỉ lý giải rằng ở đây có lỗi của cơ chế, công tác cán bộ, công tác bổ nhiệm. Mà thực tế Quốc hội cũng có trách nhiệm trong đó vì Quốc hội phê chuẩn ông Trần Văn Truyền là thành viên Chính phủ.
đại biểu nguyễn đình quyền
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền 

Với cơ chế cán bộ như hiện nay, khi trình lên Quốc hội đôi khi Quốc hội không đủ thông tin để xem xét một con người. Cho nên chúng ta phải xem xét toàn bộ những thiết chế về cán bộ, công chức nhất là trong kiểm soát, kiểm tra chính trị nội bộ để thấy được những lỗ hổng để khắc phục.


Muốn thực hiện công việc chống tham nhũng hiệu quả, phải thể hiện quyết tâm không chỉ bộ máy nhà nước mà phải là cả hệ thống chính trị, trong đó có sự lãnh đạo của Đảng.

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn