Tự làm bác sĩ: Khủng khiếp nguy cơ hoại tử biểu mô và nhiễm độc

Sức khỏeThứ Hai, 16/11/2015 06:22:00 +07:00

Tình trạng sử dụng thuốc dễ dàng, tràn lan, không qua chỉ định của bác sỹ khiến người bệnh bị hoại tử biểu mô, nhiễm độc nghiêm trọng.

(VTC News) – Tình trạng sử dụng thuốc dễ dàng, tràn lan, không qua chỉ định của bác sỹ khiến người bệnh bị hoại tử biểu mô, nhiễm độc nghiêm trọng.

Dùng thuốc chữa bệnh: Ai ngờ hoại tử thêm


Theo bác sỹ Lương Quốc Chính, quản trị viên diễn đàn Bác sỹ nội trú: Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn, trong đó có phản ứng có hại của thuốc.

Mặc dù đa số trường hợp phản ứng có hại của thuốc (ADR) sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ khi gặp hội chứng Stevens – Johnson, Lyell.

Bệnh nhân bị hoại tử
Bệnh nhân bị hoại tửbiểu mô nhiễm độc.
ADR nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong ngay là sốc phản vệ. Các loại phản ứng quá mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở người bệnh người bệnh, do đó phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnhngười bệnh trước khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.


Từng có một bệnh nhân nữ 79 tuổi phải nhập viện trong tình trạng rất tồi tệ. Bệnh nhân này có tiền sử tăng huyết áp. Khoảng 4 – 5 ngày trước cấp cứu, bệnh nhân bị đau lưng, đi tiêm thuốc ở trạm xá (không rõ thuốc gì).

Sau tiêm thuốc ½ ngày, xuất hiện sưng mặt và môi, và tiếp theo ban đỏ xuất hiện rải rác trên tay, chân, và lan ra bụng, ngực. Vào bệnh viện Huyện P điều trị, hôm sau xuất hiện trợt loét da niêm mạc sinh dục. Được chuyển lên Bệnh viện tỉnh H điều trị 3 ngày, tình trạng ban, mụn nước và bong tróc da trên da lan rộng, loét niêm mạc miệng…

Chuyển lên Viện Da liễu T. được ½ ngày thì xuất hiện suy hô hấp. Bệnh nhân được chuyển tới khoa Cấp cứu Bệnh viện B. trong tình trạng tỉnh, ứ đọng hầu họng nhiều, thở nhanh 30 lần/phút; huyết áp 150/90 mmHg. Tổn thổn thương da toàn thân dạng mụn nước, bọng nước trên nền ban đỏ lan tỏa có kèm nhiều vùng da bị bong tróc và dễ bong tróc. Nghe phổi có rất nhiều ran ngáy, ran ẩm...

Theo các bác sỹ  Lương Quốc Chính, đây chính là "Hoại tử biểu mô nhiễm độc (TEN) hay còn gọi là hội chứng Lyell. TEN chủ yếu là do thuốc.

TEN khởi đầu bằng tiền chứng sốt và hội chứng giống cúm từ một tới ba ngày trước khi xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc. Sau đó các tổn thương da đặc trưng dạng mụn nước và bọng nước xuất hiện và tiến triển qua một vài ngày, tiếp theo là bong tróc. Có thể có tổn thương nhiều cơ quan. Nếu không có biến chứng, các tổn thương thường sẽ hồi phục hoàn toàn và bệnh nhân sẽ được ra viện trong vòng hai tới bốn tuần."

Tự dùng kháng sinh: Kháng thuốc bệnh càng nặng

Phản ứng thuốc có thể xảy ra, nhưng điều chắc chắn là kháng kháng sinh đang là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với những người bệnh tự ý mua kháng sinh để trị bệnh.

Theo Bộ Y tế, kháng thuốc hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, theo ghi nhận thế giới mỗi năm có hàng trăm người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc.

Chính vì lý do trên, WHO đã cho rằng, kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.

Các nhà chuyên môn cũng khẳng định, việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết trong điều trị đối với người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn…sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.

Điều này tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng.

Với vai trò và ý nghĩa to lớn đối với người bệnh như vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khẩu hiệu: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, nhằm kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam.

Ths.BS Cao Hưng Thái – Cục phó Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 16/11 khi nói về tình trạng mua, bán kháng sinh tràn lan hiện nay đã nói: Nhiều dược sĩ “bước qua” quy chế bán kháng sinh tràn lan.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, việc phát sinh ra kháng sinh đã làm thay đổi kỷ nguyên trong điều trị bệnh, hàng triệu người đã được chữa khỏi, đây được coi là “vũ khí” của bác sỹ trong điều trị bệnh.

Tuy nhiên, với những sự thay đổi đặc biệt là bệnh mới nổi nên việc lạm dụng kháng sinh đã khiến tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cho từng loại bệnh, từng đối tượng cần phải cân nhắc, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc.

Việc tăng cường lạm dụng kháng sinh, không chỉ thực hiện trong các bệnh viện, cơ sở y tế mà còn phải thực hiện giám sát, thực hiện ở ngay các cơ sở chăn nuôi. “Đôi khi chúng ta vẫn nghe thấy có hàm lượng thuốc kháng sinh trong thực phẩm (tôm, gà, lợn)…đó cũng chính là một nguy cơ làm kháng kháng sinh ở con người”, PGS Khuê nói.

Ths. Cao Hưng Thái  cho rằng: Hiện nay, các quy chế sử dụng kháng sinh đã có quy định đầy đủ, theo đó nhà thuốc bán kháng sinh phải theo đơn bác sỹ. Tuy nhiên, người dân tự tiện mua kháng sinh vẫn diễn ra tràn lan, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng.



Nam Anh

Bình luận
vtcnews.vn