TS Lê Viết Khuyến: Đổi mới SGK trước hệ thống là ngược

Giáo dụcChủ Nhật, 20/04/2014 07:18:00 +07:00

(VTC News)- TS Lê Viết Khuyến cho rằng Bộ GD-ĐT nên đặt vấn đề cấu trúc lại hệ thống giáo dục trước sau đó đổi mới sách giáo khoa.

(VTC News)- TS Lê Viết Khuyến cho rằng Bộ GD-ĐT nên đặt vấn đề cấu trúc lại hệ thống giáo dục trước sau đó đổi mới sách giáo khoa.

Ngày 14/4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trình bày trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 với kinh phí hơn 34.000 tỷ đồng đã khiến dư luận rất bức xúc.

Dù sau đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT có mời các cơ quan báo chí để nói rõ số tiền chi cho viết sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng nhưng nhiều chuyên gia vẫn không đồng tình với cách làm này.
34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang khiến dư luận hết sức băn khoăn  (Ảnh: TT)
TS Lê Viết Khuyến (Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) cho rằng Bộ GD-ĐT cần tái cấu trúc hệ thống giáo dục đã rồi hãy tính đến chuyện đổi mới sách giáo khoa.

"Đến năm 2015, chúng ta nên tái cấu trúc hệ thống giáo dục là 30% là trung học nghề, 50% là trung học phổ thông, 20% sơ cấp nghề", TS Lê Viết Khuyến đề xuất.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta có đến tới 90% là THPT, cho nên đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT mới tính đến lượng tiền nhiều đến vậy.

Bạn có đồng ý với sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam

  • Đồng ý
  • Không đồng ý
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

TS Khuyến cũng phân tích nếu làm được phương án giảm lượng trung học phổ thông đi, tăng số lượng trung học nghề lên, lấy một phần vốn chuyển sang cho trung học nghề thì không cần dùng đến hơn 34.000 tỷ đồng.

Xem toàn bộ chuyên đề: "Cấu trúc lại hệ thống giáo dục Việt Nam" trên VTC News

"Vì vậy, giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cần phải làm từ gốc, và không có cách nào khác là phải tái cấu trúc lại hệ thống giáo dục. Sau đó mới nói đến chuyện đổi mới hệ thống sách giáo khoa, chứ làm kiểu này thì khó thuyết phục lắm! Đây là đổi mới từ ngọn mất rồi", TS Lê Viết Khuyến phân tích.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng nếu đổi mới sách giáo khoa rồi sau đó mới thiết kế tái cấu trúc lại hệ thống, chúng ta lại đầu tư tiền một lần nữa cho việc đổi mới sách giáo khoa.

Phân luồng sau 2015

TS. Lê Viết Khuyến cho biết, đề án này tập trung đề cập tới khu vực giáo dục nghề nghiệp - nơi đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước, bởi đất nước muốn đi vào nền kinh tế tri thức phải phát triển giáo dục bậc cao, đặc biệt là giáo dục đại học.

Ông cũng
lấy ví dụ từ Hàn Quốc cho thấy, sau 30 năm đất nước này đã phát triển tăng vọt bỏ xa các nước ở Châu Phi có cùng mốc phát triển với mình.
TS Lê Viết Khuyến
TS Lê Viết Khuyến cho rằng Bộ GD-ĐT nên tính tới việc cấu trúc lại hệ thống giáo dục trước khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa (Ảnh:Phạm Thịnh) 

TS. Lê Viết Khuyến đặt câu hỏi: "Một hệ thống giáo dục tốt cần căn cứ vào những tiêu chí gì? Lấy ví dụ ở giáo dục Hoa Kỳ có một số tiêu chí gồm: Công bằng; chất lượng; hiệu quả. Phải đảm bảo 3 tiêu chí này mới được gọi là hệ thống giáo dục tốt. Nhưng muốn đảm bảo được 3 tiêu chí này phải có tiêu chí thứ tư là tính thống nhất, tập trung, không thả nổi".

Trong các hướng đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cấu trúc của thành phần nhân lực, trình độ nhân lực phải luôn luôn phát triển theo hướng đa dạng, có sự phân luồng.

TS Khuyến thấy rằng việc phân luồng sau THCS thường diễn ra ở các nước đang phát triển, điển hình là của Đài Loan (1989). Đây không phải là mô hình mới nhất nhưng theo đánh giá nó thích hợp nhất với Việt Nam.

Theo sơ đồ này, sau tốt nghiệp THCS sẽ có khoảng trên 70% đi vào trung học nghề (phát triển lên cao đẳng, đại học theo hướng công nghệ), chỉ có khoảng 30% vào THPT (hướng đi theo THPT rồi phát triển lên đại học – gọi là hướng học thuật).

TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, việc phân luồng của chúng ta cũng nên như Đài Loan, bởi quy mô đào tạo, trình độ đào tạo luôn bám sát vào sự dịch chuyển kinh tế.
Cấu trúc hệ thống giáo dục sau 2015
Mô hình cấu trúc hệ thống giáo dục sau 2015 do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất 
Trong bối cảnh của đất nước, TS. Khuyến nhận định thực tế đường lối chính sách của ta khá phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục của thế giới, nhưng công tác triển khai hoàn toàn đi ngược lại.

Hiện tại, hệ thống giáo dục hiện hành chúng ta cũng có phân luồng học sinh sau THCS (theo trung học chuyên nghiệp từ 3-4 năm, trung học nghề từ 1-3 năm và sơ cấp nghề dưới 1 năm).

Phần lớn học sinh chúng ta đi theo kênh thẳng qua THPT rồi lên tới đại học và tới thạc sỹ, tiến sỹ - đây là sự phân luồng không đáng kể.
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn