Trước bé trai Syria, người tỵ nạn từng khổ cực khủng khiếp ra sao?

Thế giớiThứ Bảy, 12/09/2015 07:55:00 +07:00

Vụ việc đau lòng bé trai người Syria mất mạng trên biển là bước ngoặt khiến thế giới phải nhìn khác đi về vấn đề người tỵ nạn.

Syria là một trong những quốc gia sở hữu số lượng người tỵ nạn đông đảo nhất với hơn 1 nửa dân số (11 triệu người) đang mất nhà cửa vào tay Phiến quân Hồi giáo IS

Syria là một trong những quốc gia sở hữu số lượng người tỵ nạn đông đảo nhất với hơn 1 nửa dân số (11 triệu người) đang mất nhà cửa vào tay Phiến quân Hồi giáo IS

Những cuộc nội chiến không có hồi kết khiến cho người dân vô cùng cực khổ và con đường gần như là duy nhất của họ là phải trở thành người tỵ nạn tại các quốc gia châu Âu gần đó

Những cuộc nội chiến không có hồi kết khiến cho người dân vô cùng cực khổ và con đường gần như là duy nhất của họ là phải trở thành người tỵ nạn tại các quốc gia châu Âu gần đó

Afghanistan, Somalia, Eritrea, và Sudan là các quốc gia khác cũng có số lượng người tỵ nạn đông đảo. Nhưng đều thua kém so với Syria - nơi mà cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2011 đến giờ khiến khoảng 9 triệu người rơi vào cảnh bơ vơ, không nhà cửa

Afghanistan, Somalia, Eritrea, và Sudan là các quốc gia khác cũng có số lượng người tỵ nạn đông đảo. Nhưng đều thua kém so với Syria - nơi mà cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2011 đến giờ khiến khoảng 9 triệu người rơi vào cảnh bơ vơ, không nhà cửa

Trước đây, những người tỵ nạn có thể lựa chọn Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq để nương nhờ. Tuy nhiên, đến nay, do Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế nhiều quyền cho người tỵ nạn nên họ phải chuyển qua các nước châu Âu khác

Trước đây, những người tỵ nạn có thể lựa chọn Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq để nương nhờ. Tuy nhiên, đến nay, do Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế nhiều quyền cho người tỵ nạn nên họ phải chuyển qua các nước châu Âu khác

Đức, Pháp và Anh Quốc là những lựa chọn mới cho người tỵ nạn khi Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm người tỵ nạn làm việc trên lãnh thổ của họ

Đức, Pháp và Anh Quốc là những lựa chọn mới cho người tỵ nạn khi Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm người tỵ nạn làm việc trên lãnh thổ của họ

Những người tỵ nạn cần tới số tiên khoảng 2.000 USD để có thể yên tâm trên con đường tìm kiếm chân trời mới. Để có được số tiền này, họ phải tiết kiệm trong nhiều năm trời

Những người tỵ nạn cần tới số tiên khoảng 2.000 USD để có thể yên tâm trên con đường tìm kiếm chân trời mới. Để có được số tiền này, họ phải tiết kiệm trong nhiều năm trời

Nhiều người lựa chọn đi bằng đường bộ nhưng con đường đi chủ yếu vẫn là qua đường biển và thường phải nhờ cậy tới những kẻ buôn lậu

Nhiều người lựa chọn đi bằng đường bộ nhưng con đường đi chủ yếu vẫn là qua đường biển và thường phải nhờ cậy tới những kẻ buôn lậu

Hy Lạp cũng là điểm đến lý tưởng dành cho người tỵ nạn. Tuy nhiên, quốc gia này đang gặp vô vàn khó khăn và họ phải cố gắng rất nhiều mới có thể cung cấp một vài chỗ nghỉ tạm cho người tỵ nạn

Hy Lạp cũng là điểm đến lý tưởng dành cho người tỵ nạn. Tuy nhiên, quốc gia này đang gặp vô vàn khó khăn và họ phải cố gắng rất nhiều mới có thể cung cấp một vài chỗ nghỉ tạm cho người tỵ nạn

Ủy ban Người tỵ nạn của Liên Hợp Quốc thống kê rằng chỉ trong vòng cuối tháng 7/2015, số lượng người tỵ nạn đến Hy Lạp đã lên tới 124.000 - tăng 75% so với cùng kỳ năm 2014

Ủy ban Người tỵ nạn của Liên Hợp Quốc thống kê rằng chỉ trong vòng cuối tháng 7/2015, số lượng người tỵ nạn đến Hy Lạp đã lên tới 124.000 - tăng 75% so với cùng kỳ năm 2014

Còn Tổ chức Di dân quốc tế thì tuyên bố rằng hơn 2.600 người tỵ nạn đã chết đuối trên biển Địa Trung Hải

Còn Tổ chức Di dân quốc tế thì tuyên bố rằng hơn 2.600 người tỵ nạn đã chết đuối trên biển Địa Trung Hải

Đây là bức ảnh gây chấn động thế giới khi một nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ bế xác em bé Syria, Aylay Kurdi - thiệt mạng và dạt vào bờ biển nước này

Đây là bức ảnh gây chấn động thế giới khi một nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ bế xác em bé Syria, Aylay Kurdi - thiệt mạng và dạt vào bờ biển nước này

Bé trai Syria 3 tuổi này đã khiến thế giới thức tỉnh về vấn đề người tỵ nạn

Bé trai Syria 3 tuổi này đã khiến thế giới thức tỉnh về vấn đề người tỵ nạn

Những người tỵ nạn phải liều mình vượt những con đường đầy rẫy những hiểm nguy để đến với châu Âu

Những người tỵ nạn phải liều mình vượt những con đường đầy rẫy những hiểm nguy để đến với châu Âu

Năm 2010, có khoảng 2.000 người đã vượt biên trái phép và đến nay, con số này đang ở mức 40.000 người

Năm 2010, có khoảng 2.000 người đã vượt biên trái phép và đến nay, con số này đang ở mức 40.000 người

Những người tỵ nạn ngủ tạm trên đường ray tàu hỏa

Những người tỵ nạn ngủ tạm trên đường ray tàu hỏa

Hiện nay, Hungary - quốc gia có vị trí chiến lược trên con đường tới châu Âu đang là rào cản lớn nhất với người tỵ nạn.

Hiện nay, Hungary - quốc gia có vị trí chiến lược trên con đường tới châu Âu đang là rào cản lớn nhất với người tỵ nạn.

Và quốc gia này đã đồng ý đàm phán với châu Âu để có thể thống nhất số lượng người tỵ nạn được phép qua biên giới của họ

Và quốc gia này đã đồng ý đàm phán với châu Âu để có thể thống nhất số lượng người tỵ nạn được phép qua biên giới của họ

Đức và Áo là hai quốc gia nhiệt tình nhất trong vấn đề người tỵ nạn. Người dân ở đây chào đón và cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho họ

Đức và Áo là hai quốc gia nhiệt tình nhất trong vấn đề người tỵ nạn. Người dân ở đây chào đón và cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho họ

Nước Anh sẵn sàng cung cấp chỗ ở cho khoảng 20.000 người tỵ nạn từ giờ đến năm 2020

Nước Anh sẵn sàng cung cấp chỗ ở cho khoảng 20.000 người tỵ nạn từ giờ đến năm 2020

Qatar, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabi và UAE là các quốc gia đang bị thế giới chỉ trích khi họ tiếp tục duy trì chính sách không nhận người tỵ nạn

Qatar, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabi và UAE là các quốc gia đang bị thế giới chỉ trích khi họ tiếp tục duy trì chính sách không nhận người tỵ nạn

Mặc dù thế giới đã thực sự thức tỉnh về vấn đề người tỵ nạn nhưng họ vẫn còn gặp vô vàn khó khăn trên con đường định hướng tương lai

Mặc dù thế giới đã thực sự thức tỉnh về vấn đề người tỵ nạn nhưng họ vẫn còn gặp vô vàn khó khăn trên con đường định hướng tương lai

Bình luận
vtcnews.vn