Trung Quốc dùng máy in 3D chế tiêm kích tàng hình

Thế giớiThứ Hai, 03/06/2013 07:04:00 +07:00

Thời báo Hoàn cầu đưa tin Trung Quốc đang sử dụng công nghệ in 3D để thiết kế và sản xuất những mẫu thử tiêm kích tối tân của nước này.

Thời báo Hoàn cầu đưa tin Trung Quốc đang sử dụng công nghệ in 3D để thiết kế và sản xuất những mẫu thử  tiêm kích tối tân của nước này.

Tại một hội nghị diễn ra ở Thủ đô Bắc Kinh vào tháng 3/2013, kiến trúc sư trưởng phụ trách nhóm phát triển và sản xuất chiến đấu cơ J-15 Sun Cong tiết lộ rằng, Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi công nghệ in 3D trong việc sản xuất tiêm kích hạm trên tàu sân bay.

thiết bi in 3D
Thiết bị in 3D cỡ lớn tại Đại học Bách khoa (Tây Bắc tỉnh Thiểm Tây) 

Theo ông Sun Cong, công nghệ in 3D đã được sử dụng để chế tạo cấu trúc chịu lực quan trọng trên máy bay (gồm bộ phận hạ cánh ở mũi) bằng hợp kim titan.

Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chuyến thử nghiệm cất hạ cánh thành công của tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Còn theo tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo máy bay chở khách C-919, chiến đấu cơ J-15, J-16 và cả tiêm kích tàng hình J-20, J-31.

Công nghệ in 3D sẽ giúp chế tạo dễ dàng bộ phận máy bay mà không cần tới các công đoạn đúc, rèn hay quy trình sản xuất, lắp ráp truyền thống.

Trong Hội chợ Công nghệ cao quốc gia lần thứ 16 tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 24/3, Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc giành giải thưởng cho sáng chế công nghệ cho ý tưởng làm ra hợp chất titan lớn nhất thế giới cho máy bay quân sự  từ công nghệ in 3D.

Do đó, việc sử dụng công nghệ in 3D giúp Trung Quốc có những lợi thế hơn so với phương pháp truyền thống.

Chuyên gia vật liệu hàng không Wang Huamin cho hay, Trung Quốc chỉ cần 55 ngày để làm ra khung kính chắn gió chính của máy bay chở khách C-919.

Nó nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống, mất ít nhất 2 năm và 2 triệu USD cho nhà sản xuất máy bay châu Âu.

Ông Wang cho biết thêm rằng, việc sản xuất chiến đấu cơ theo phương pháp truyền thống không chỉ tốn thời gian mà còn lãng phí nguyên vật liệu bởi vì chỉ có 10% trong số đó là làm ra sản phẩm cuối cùng.

Cụ thể, hãng Lockheed Martin của Mỹ cần 2,8 tấn titan để phục vụ cho việc chế tạo tiêm kích F-22. Tuy nhiên, mỗi tiêm kích tối tân khi hoàn thành chỉ “ngốn” hết 144kg titan.

Theo ông Wang, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong việc sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất tiêm kích bởi vì nhiều công ty của cường quốc số 1 thế giới vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ mới này.

Theo Kiến thức
Bình luận
vtcnews.vn