Trung Quốc đột phá lớn về công nghệ hạt nhân?

Thế giớiThứ Tư, 05/01/2011 10:29:00 +07:00

(VTC News) - Hiệu suất sử dụng nguồn uranium của TQ tăng 60 lần, từ khả năng chỉ sử dụng hết trong vòng 50-70 năm nữa, nay đã đủ để sử dụng đến 3000 năm.

(VTC News) – Trung Quốc là một “công xưởng của thế giới”, vì vậy đất nước này luôn luôn khát năng lượng. Do đó nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng được họ ưu tiên tập trung, và nay đã đạt được đột phá lớn về công nghệ hạt nhân.

Các nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được những đột phá trong nghiên cứu hạt nhân, tiến hành tái chế nhiên liệu hạt nhân sử dụng, làm cho hiệu suất sử dụng nguồn uranium đã được thăm dò của Trung Quốc tăng 60 lần, từ khả năng chỉ sử dụng hết trong vòng 50-70 năm nữa, nay đã đủ để sử dụng đến 3000 năm.

Bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. 

Đột phá về công nghệ này là một bước trong kế hoạch thay thế năng lượng điện, giảm ô nhiễm không khí, và tăng cường an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, tên gọi chuyên ngành của công nghệ này là "công nghệ hậu xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng của các lò phản ứng hạt nhân".

Căn cứ vào công nghệ điện hạt nhân hiện nay, nhiên liệu hạt nhân đã đốt 3-4%, thì không thể giải phóng năng lượng ổn định, cần phải được thay thế.

Nhưng sau 24 năm nghiên cứu, các chuyên gia Trung Quốc cuối cùng đã thông qua một loạt các quá trình hóa học, tiến hành chiết xuất các nhiên liệu hạt nhân chưa được đốt cháy hết do các nhà máy điện hạt nhân thải ra, tái chế thành nhiên liệu hạt nhân cần thiết, làm cho Trung Quốc trở thành một số ít quốc gia có thể tái chế, sử dụng nhiên liệu hạt nhân.

Trước đó, các nước Pháp, Anh, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ đã nắm chắc công nghệ xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng của các lò phản ứng, nhưng họ đã giữ bí mật chặt chẽ hệ thống công nghệ cốt lõi của mình.

Kỹ sư trưởng Dự án Thí điểm Hậu xử lý - Tập đoàn hạt nhân Trung Quốc Vương Kiện 

Báo chí dẫn lời của Kỹ sư trưởng Dự án thí điểm hậu xử lý của Tập đoàn hạt nhân Trung Quốc Vương Kiện cho biết: "Hoàn toàn là một công trình do đất nước chúng tôi tự thiết kế, tự sản xuất, tự nghiên cứu phát triển".

AFP cho hay, công nghệ đột phá này sẽ giúp Trung Quốc mở rộng sử dụng năng lượng thay thế, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tăng cường an ninh năng lượng.

Để giảm lượng khí thải carbon, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào năng lượng hạt nhân để giảm sự phụ thuộc của nước này vào nhiệt điện, trong khi đó nhiệt điện của Trung Quốc hiện chiếm gần 70%.

Theo "China Daily", hiện nay Trung Quốc hàng năm sản xuất 750 tấn uranium, nhưng đến năm 2020, cùng với Trung Quốc tăng cường năng lượng điện hạt nhân, nhu cầu uranium hàng năm có thể lên đến 20.000 tấn.

Khánh Hưng (Theo Liên hợp Buổi sáng, Singapore)
Bình luận
vtcnews.vn