Trung Quốc cùng Mỹ thống trị thị trường vũ khí năm 2019

Thời sự quốc tếThứ Hai, 07/12/2020 16:16:00 +07:00
(VTC News) -

Các công ty Mỹ và Trung Quốc thống trị thị trường vũ khí toàn cầu vào năm 2019, trong khi Trung Đông lần đầu tiên xuất hiện trong số 25 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ chiếm 61% doanh số bán hàng của "25 nhà sản xuất hàng đầu" trên thế giới vào năm ngoái, cao hơn 15,7% "á quân" Trung Quốc.

Tổng doanh thu của top 25 tăng 8,5% lên 361 tỷ USD, gấp 50 lần ngân sách hàng năm dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

6 công ty Mỹ và 3 công ty Trung Quốc nằm trong top 10, cùng với 1 công ty Anh.

Trung Quốc cùng Mỹ thống trị thị trường vũ khí năm 2019 - 1

(Ảnh minh họa)

Lucie Beraud-Sudreau, giám đốc chương trình chi tiêu vũ khí và quân sự của SIPRI, nói với AFP:“Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia lớn nhất về doanh số vũ khí toàn cầu, dù các công ty bị cắt giảm quy mô".

Mỹ đã thống trị thị trường trong nhiều thập kỷ, nhưng đối với Trung Quốc - nơi mà doanh số bán hàng của các công ty đã tăng gần 5% trong năm 2019 - "sự gia tăng này tương ứng với các cải cách hiện đại hóa quân đội Trung Quốc từ năm 2015", bà nói.

Các công ty Mỹ Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon và General Dynamics giành 5 vị trí hàng đầu, trong khi AVIC, CETC và Norinco của Trung Quốc giữ các vị trí thứ 6, 8 và 9. Tập đoàn L3Harris Technologies của Mỹ đứng ở vị trí thứ 10.

"Nguồn lực của các công ty châu Âu vẫn còn một chút phân tán... nhưng nếu bạn kết hợp các công ty Châu Âu lại với nhau, bạn có thể có cùng quy mô" như các nhà sản xuất Mỹ và Trung Quốc, Beraud-Sudreau lưu ý.

Trong khi đó, Airbus (châu Âu, thứ 13 trong bảng xếp hạng) và Thales (Pháp, 14) có thể tự hào là hãng có sự hiện diện quốc tế mạnh nhất - mỗi hãng có mặt tại 24 quốc gia.

Lần đầu tiên, một công ty từ Trung Đông lọt vào Top 25: EDGE, của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. SIPRI cũng lưu ý rằng tập đoàn Dassault của Pháp đã thăng hạng vị trí thứ 38 lên vị trí thứ 17, nhờ xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2019.

Trong khi đó, hai công ty của Nga cũng nằm trong Top 25 là Almaz-Antey ở vị trí thứ 15 và United Shipbuilding ở vị trí thứ 25. Tuy nhiên, vị trí của các công ty Nga đã suy giảm trong khoảng thời gian 2018-2019. 

Phương Anh(Nguồn: NDTV)
Bình luận
vtcnews.vn