‘Trùm chứng khoán’ nhận 10.801 tỷ đồng

Kinh tếChủ Nhật, 25/10/2015 08:04:00 +07:00

Trong khi “trùm chứng khoán” Vinamilk có thêm 10.801 tỷ vào tài khoản, một số đại gia lại hao hụt tài sản.

(VTC News) – Trong khi “trùm chứng khoán” Vinamilk có thêm 10.801 tỷ vào tài khoản, một số đại gia lại hao hụt tài sản.


“Trùm chứng khoán” nhận 10.801 tỷ

Mặc dù thông tin Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn tại 10 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) được công bố được hơn 1 tuần nhưng thông tin này vẫn hỗ trợ tích cực cho một số cổ phiếu nằm trong danh sách này.

Là cổ phiếu được quan tâm nhiều nhất nên VNM tiếp tục được hưởng lợi nhiều từ thông tin SCIC thoái vốn. Tuần này, VNM tiếp tục tăng mạnh và là một trong những cổ phiếu dẫn dắt thị trường, gúp VN-Index tìm lại mốc 600 điểm.

Chốt phiên giao dịch 23/10, VNM tăng 9.000 đồng/CP lên 115.000 đồng/CP. Đà tăng mạnh của VNM giúp vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tăng 10.801 tỷ đồng lên 138.016 tỷ đồng, Đây là mức tăng rất lớn. Nhờ đó, VNM vững vàng ở vị trí “trùm chứng khoán” – đơn vị có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuần này, cổ phiếu VNM tiếp tục tăng mạnh
Tuần này, cổ phiếu VNM tiếp tục tăng mạnh 
Mặc dù cũng là cổ phiếu lớn nằm trong danh sách sẽ bị SCIC thoái vốn nhưng cổ phiếu FPT của công ty cổ phần FPT không có chuỗi ngày tăng giá ấn tượng như “trùm chứng khoán”. Trong 5 phiên, FPT giảm 3 phiên nhưng tính chung cả tuần, FPT vẫn tăng 300 đồng/CP và dừng ở mức 47.100 đồng/CP.

Đà tăng khiêm tốn này của FPT chỉ giúp vốn hóa FPT tăng 119 tỷ đồng. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT là cổ đông cá nhân được hưởng lợi nhiều nhất nhờ cổ phiếu FPT. Tuần này, ông Bình có thêm 8,5 tỷ đồng và đứng trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Tuần này, NTP của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiếp tục bứt phá mạnh. NTP tăng 8.000 đồng/CP lên 61.100 đồng/CP. Vốn hóa thị trường của NTP được cải thiện từng tuần. Tuần này, vốn hóa NTP tăng 496 tỷ đồng.

Cùng lĩnh vực nhưng tốc độ tăng của BMP (Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh) chậm hơn NTP. BMP tăng 2.000 đồng/CP lên 24.000 đồng/CP. Vì tăng chậm hơn BMP chỉ giúp Vốn hóa Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tăng 91 tỷ đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) cũng là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều từ thông tin SCIC thoái vốn. Tuần này, BMI tăng 3.900 đồng/CP lên 26.900 đồng/CP giúp vốn hóa thị trường BMP tăng 324 tỷ đồng.

Đại gia Việt hao hụt tài sản

Trong khi đa số cổ phiếu của các công ty bị SCIC thoái vốn, đặc biệt “trùm chứng khoán” Vinamilk đều tăng khá mạnh thì cổ phiếu của rất nhiều đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lại đi xuống.

HPG là cổ phiếu lớn nhưng tuần này dù VN-Index đi lên, HPG vẫn giảm 200 đồng/CP xuống 31.800 đồng/CP. Điều đó khiến ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán mất 37 tỷ đồng.

Thiệt hại của gia đình ông Long còn nhiều hơn một chút nếu tính cả số lượng cổ phiếu mà bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Long nắm giữ. Lượng cổ phiếu này giảm giá trị 11 tỷ đồng.

Trong suốt thời gian qua, HAG là blue-chip hụt hơi nhất. Tuần này, HAG giảm 300 đồng/CP xuống 14.500 đồng/CP. HAG đi xuống khiến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mất 237 tỷ đồng và ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai mất 104 tỷ đồng. Dù vậy, bầu Đức vẫn vững vàng ở vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Đây là tuần giao dịch rất ảm đạm của VHC. Sau 3 phiên đứng giá, 1 phiên tăng và 1 phiên giảm giá, VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn giảm 100 đồng/CP xuống 36.700 đồng/CP.

VHC khiến bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, người đứng thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hao hụt 4,6 tỷ đồng.

Một đại gia thủy sản khác là ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công Hùng Vương HVG, người được biết đến với tên gọi “Người tình tin đồn của ca sỹ Mỹ Tâm” cũng chứng kiến tài hao hụt khi cổ phiếu HVG giảm 600 đồng/CP xuống 16.600 đồng/CP.

HVG khiến vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Hùng Vương giảm 114 tỷ đồng. Bản thân ông Minh cũng mất 43 tỷ đồng trong tuần vì HVG.

Đa số những người giàu trên thị trường chứng khoán đều hao hụt tài sản nhưng điều đó không đúng với người giàu nhất – ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup. Tuần này, ông Vượng có thêm 852 tỷ đồng khi cổ phiếu VIC 1.600 đồng/CP lên 44.400 đồng/CP.


Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn