Trực thăng Mỹ cứu nạn nơi đỉnh núi ra sao?

XeThứ Hai, 29/09/2014 03:05:00 +07:00

(VTC News) - Treo máy bay lơ lửng sát đỉnh núi là tình huống khó mà mọi phi công trực thăng quân đội Hoa Kỳ đều phải thành thục trong các tình huống khẩn cấp.

(VTC News) - Treo máy bay lơ lửng sát đỉnh núi là tình huống cực khó mà mọi phi công trực thăng quân đội Hoa Kỳ đều phải thành thục trong các tình huống cứu người khẩn cấp.

Theo báo cáo, trong tổng số các vụ tai nạn máy bay của quân đội Hoa Kỳ từ năm 2002 đến 2011, thì 20% các vụ tai nạn được xác định nguyên nhân là trục trặc máy móc, vậy nguyên nhân của 80% trường hợp còn lại là gì? Đó chính là sơ suất của phi công trong từng tình huống cụ thể.

Tại khu đào tạo cảnh vệ hàng không quốc gia quân đội Hoa Kỳ (HAATS), cách hơn 200km về phía tây của Denver, đa số học viên đều là các phi công chiến đấu, họ đến đây để bồi dưỡng kỹ năng lái thực tế trong khung cảnh địa hình núi non vô cùng hiểm trở.

Phi công đang cố gắng giữ chiếc trực thăng OH-58s Kiowa đứng yên trên mỏm núi ở độ cao khoảng 200m
Trên chiếc trực thăng OH-58A Kiowa, các phi công phải bay ở độ cao từ 2.000 tới 4.000m. Từ trên trực thăng, họ có thể thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp phía dưới, như cánh đồng phủ đầy tuyết trắng, rừng bạch dương trắng xóa hay dãy núi trùng trùng điệp điệp.

Hầu hết phi công lái máy bay trực thăng trong quân đội Hoa Kỳ đều được huấn luyện cách thức để điều khiển máy bay trong điều kiện mật độ không khí thay đổi bất thường để có thể nâng máy bay theo ý muốn, đồng thời động cơ đạt momen xoắn cực đại như điều kiện lực nâng trên mực nước biển.

Huấn luyện viên HAATS có trách nhiệm bồi dưỡng học viên phương pháp tính toán biên độ công suất tạo lực nâng, sự chênh lệch áp suất tại vùng núi cũng như ứng xử với tốc độ gió. Để tính toán được thông số này cần dựa trên trọng lượng máy bay, mức áp suất và nhiệt độ bên ngoài.

Thực tế, biên độ công suất tại mực nước biển sẽ là 35%, ở vùng núi thì cao hơn nhưng gió cực kỳ phức tạp. Phi công cần lưu ý, trong trường hợp không có biên độ, máy bay rơi vào tình huống "thất tốc". Điều này có nghĩa chỉ cần hướng gió thay đổi một chút thôi sẽ khiến biên độ nhảy sang dãy âm và máy bay sẽ lộn nhào ngay tức khắc trên bầu trời.

Các huấn luyện viên cũng đề cập đến các chủ đề khác như điều kiện môi trường như gió, tuyết ảnh hưởng như thế nào tới khả năng bay liệng của máy bay, làm thế nào để tiếp đất một cách an toàn trên địa hình núi, hay thời điểm nào thích hợp để cất cánh tại vị trí đang tiếp đất.

Tại trung tâm, các huấn luyện viên cũng chia sẻ kinh nghiệm của họ trên các chuyến bay họ từng trải qua, từ đó rèn luyện cho học viên cách phản xạ, ứng biến trong trường hợp khẩn cấp. Học viên sẽ có cơ hội được trải nghiệm trên các loại trực thăng khác nhau từ OH-58s, CH-47 Chinooks, UH-60 Black Hawks....

Xem video tập luyện cứu nạn đỉnh núi



Cao Thu
Bình luận
vtcnews.vn