Trở lại 'chốn vô luật pháp' ngay giữa thủ đô

Thời sựThứ Ba, 26/03/2013 06:06:00 +07:00

(VTC News) - Khi lực lượng chức năng chưa vào cuộc quyết liệt, tình trạng 'vô luật pháp' tại đường trên cao vẫn diễn ra hàng ngày.

(VTC News) - Khi lực lượng chức năng chưa vào cuộc quyết liệt, tình trạng 'vô luật pháp' tại đường trên cao vẫn diễn ra hàng ngày.

Tuyến đường trên cao Bắc Linh Đàm - Mai Dịch chính thức đưa vào khai thác sáng ngày 21/10/2012. Đây là tuyến đường cao tốc chỉ dành riêng cho ô tô.

Tại các điểm dẫn lên tuyến đường trên cao, bất chấp có biển báo cấm, nhiều xe máy vẫn ngang nhiên đi vào đường cấm. Tình trạng này diễn ra phổ biến trong ngày đầu thông xe. 
Xe máy, xe ba gác lưu thông khá nhiều, mặc cho đường này chỉ dành riêng cho tô tô. Nguy hiểm hơn, nhiều xe khách dừng trả khách ngay giữa đường, cùng với cánh xe ôm chèo kéo, tranh giành khách, gây nên tình trạng hỗn loạn tại một số điểm ở đường trên cao.
 
Sau khi báo chí phản ánh, vào thời điểm đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đãyêu cầu các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn giao thông tuyến đường trên cao. Ông Thảo cũng yêu cầu các vi phạm phải bị xử lý ở mức cao nhất.

Xe khách ngang nhiên đón trả người tại đường trên cao

Vậy nhưng vào những ngày này, khi PV VTC News khảo sát tại tuyến đường, tình trạng lộn xộn, 'vô luật pháp' vẫn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.

Với những lý do tiết kiệm thời gian và chi phí, từng đoàn hành khách không ra bến xe mua vé như thông thường mà ngang nhiên có mặt trên cầu để bắt xe đường dài. Những người này bất chấp bụi bẩn, sự nguy hiểm do tốc độ phương tiện nhanh, lưu lượng xe lớn.

Điểm lên xuống giáp với ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến là nơi tình trạng đón trả khách xảy ra thường xuyên nhất.

Không khó để bắt gặp hình ảnh xe khách, taxi, đón – trả khách tại các điểm lên xuống của cầu cạn. Đặc biệt tại các khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, ngã tư Trần Duy Hưng.

Từng đoàn hành khách không ra bến xe mua vé như thông thường mà ngang nhiên có mặt trên cầu để bắt xe đường dài. Những người này bất chấp bụi bẩn, sự nguy hiểm do tốc độ phương tiện nhanh, lưu lượng xelớn.
Để giải thích cho việc lên cầu cấm đón xe khách, anh Hoàng Công Minh – Sinh Viên ĐH Thăng Long nói: “Tôi ở trọ cách ngã tư Khuất Duy Tiến khoảng 100m nếu bắt xe buýt ra các bến xe Giáp Bát hay Mỹ Đình thì mất thời gian và tốn kém. Vậy nên cách lên cầu cạn đón xe là hợp lý nhất”.

Theo đa số hành khách thì họ đều được nhà xe hướng dẫn lên đường trên cao để bắt xe khách dọc đường.Nhiều người đồng quan điểm cho rằng việc lên cầu cạn đứng chờ xe vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí vừa tiện đường. Bù lại, họ luôn phải cẩn thận với tính mạng của mình.

Đặc biệt, đội ngũ xe ôm tai khu vực này luôn túc trực cả ngày lẫn đêm, dàn hàng ba, hàng tư trước mỗi điểm lên xuống để chèo kéo ngay khi có khách xuống xe. Cho nên tại khu vực lên xuống của cầu cạn luôn bị ùn ứ vào gicao điểm buổi chiều.

Hành khách bỏ ngỏ, giao phó tính mạng của mình cho hung thần bằng cách băng qua các hàng rào chắn ngang để đón bằng được chuyến xe của mình. Còn nhà xe, khi khách có nhu cầu lên hoặc xuống, họ không dừng hẳn mà chgiảm tốc đđể người dân đuổi theo rồi nhảy lên xe một cách nguy hiểm.

Sau năm tháng lưu thông, cầu cạn Linh Đàm – Mai Dịch vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề. Các cơ quan chức năng phải làm gì để cầu cạn đi vào hoạt động với đúng chức năng của nó, để tình trạng giao thông trên cầu được an toàn, trật tự?.


Tài Tiến
Bình luận
vtcnews.vn