Trình diễn điệu múa thất truyền hơn 1000 năm tại đền Hai Bà Trưng

Thời sựThứ Sáu, 15/04/2016 12:26:00 +07:00

Điệu múa Bát Dật cổ xưa bị thất truyền hơn 1000 năm đã được phục dựng thành công và trình diễn ngay tại đền thờ Hai Bà Trưng.

(VTC News) – Điệu múa Bát Dật cổ xưa bị thất truyền hơn 1000 năm đã được phục dựng thành công và trình diễn ngay tại đền thờ Hai Bà Trưng.

Ngày 14/4/2016 (tức ngày 8/3 Âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã diễn ra lễ kỷ niệm 1973 năm ngày mất của Hai Bà Trưng. Đông đảo nhân dân từ nhiều địa phương trong cả nước đã đến dự lễ và cúng tế.

Mong muốn tỏ lòng thành kính trước công lao to lớn của Hai Bà Trưng, đoàn tế lễ thôn Hiệp Lực, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã có mặt từ sáng sớm tại đền Hai Bà Trưng để dâng lễ và thắp hương tưởng nhớ.

Đoàn tế lễ thôn Hiệp Lực, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã có mặt từ sáng sớm tại đền Hai Bà Trưng để dâng lễ và thắp hương tưởng nhớ.
Đoàn tế lễ thôn Hiệp Lực, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã có mặt từ sáng sớm tại đền Hai Bà Trưng để dâng lễ và thắp hương tưởng nhớ. 

Đặc biệt, nhân dân thôn Hiệp Lực đã biểu diễn trước đền thờ Hai Bà Trưng điệu múa Bát Dật nổi tiếng từ ngàn xưa tới đông đảo nhân dân đến dự lễ tế ngày mất của Hai Bà Trưng.

Ông Ngô Trọng Phàn - người phụ trách di tích đình Hiệp Lực cho biết, múa Bát Dật là điệu múa có từ xa xưa. Tương truyền, sau khi lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Hán thu phục 65 thành trì, Hai Bà Trưng đã mở tiệc khao đãi các tướng lĩnh có công.

Tướng Lê Ðô (một người con của thôn Hiệp Lực) có trong buổi tiệc đó đã được thưởng thức điệu múa cung đình. Về quê, ông đem điệu múa ấy truyền dạy cho dân làng Hiệp Lực.
 
Điệu múa Bát Dật cổ xưa bị thất truyền hơn 1000 năm đã được nhân dân thôn Hiệp Lực phục dựng thành công và trình diễn ngay tại đền thờ Hai Bà Trưng.
Điệu múa Bát Dật cổ xưa bị thất truyền hơn 1000 năm đã được nhân dân thôn Hiệp Lực phục dựng thành công và trình diễn ngay tại đền thờ Hai Bà Trưng. 

Ðây là điệu múa gồm 11 lớp múa, mỗi lớp múa có nội dung, thời gian biểu diễn khác nhau, trong đó có các lớp múa đặc trưng như: Hoa hồi, Bát giác, Quay tơ, Bát môn, Bổ đồn.

Các động tác múa khi mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, dứt khoát. Xen giữa các động tác múa là lời hát ca ngợi các vị tiền nhân có công lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ca ngợi đất nước thanh bình.

Nhìn một cách tổng quát, điệu múa Bát Dật  tái hiện sinh động bức tranh sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người dân xưa.

Ðồng thời, điệu múa cũng thể hiện lòng thành kính cảm tạ ân đức của những người có công với dân tộc; ước mơ thiên địa nhân hòa, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Video: Trình diễn điệu múa Bát Dật cổ xưa được trình diễn tại đền Hai Bà Trưng


Khi mới hình thành, điệu múa được người dân quen gọi là điệu múa “cung đình” nhưng sau đó được đổi tên thành điệu múa “Bát Dật”. Ðể múa bát dật cần tối thiểu 16 người nữ với trang phục áo tứ thân đi giày vải múa bằng quạt, khăn lụa... 

Ðầu thế kỷ 20, điệu múa vẫn được duy trì biểu diễn trong những ngày làng Hiệp Lực mở hội nhưng từ năm 1935, cả nước tập trung chiến đấu đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mỹ nên điệu múa bị thất truyền.

Sau 80 năm chạnh lòng vì để mất di sản của thành hoàng, ông Ngô Trọng Phàn đã cùng nhiều vị cao niên tại thôn Hiệp Lực (xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) phục dựng thành công điệu múa cổ xưa, lưu truyền lại cho con cháu đời sau để ghi nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.

VTC News xin giới thiệu một số hình ảnh về điệu múa Bát Dật cổ xưa đặc biệt được trình diễn tại đền Hai Bà Trưng:
Khi mới hình thành, điệu múa được người dân quen gọi là điệu múa “cung đình” nhưng sau đó được đổi tên thành điệu múa “Bát Dật”. 
Ðể múa bát dật cần tối thiểu 16 người nữ với trang phục áo tứ thân đi giày vải múa bằng quạt, khăn lụa...  
Ðây là điệu múa gồm 11 lớp múa, mỗi lớp múa có nội dung, thời gian biểu diễn khác nhau, trong đó có các lớp múa đặc trưng như: Hoa hồi, Bát giác, Quay tơ, Bát môn, Bổ đồn. 
Các động tác múa khi mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, dứt khoát. 
 Xen giữa các động tác múa là lời hát ca ngợi các vị tiền nhân có công lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ca ngợi đất nước thanh bình.
Nhìn một cách tổng quát, điệu múa Bát Dật  tái hiện sinh động bức tranh sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người dân xưa. 
Ðồng thời, điệu múa cũng thể hiện lòng thành kính cảm tạ ân đức của những người có công với dân tộc; ước mơ thiên địa nhân hòa, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
 
Ðầu thế kỷ 20, điệu múa vẫn được duy trì biểu diễn trong những ngày làng Hiệp Lực mở hội nhưng từ năm 1935, cả nước tập trung chiến đấu đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mỹ nên điệu múa bị thất truyền. 
 
Sau 80 năm chạnh lòng vì để mất di sản của thành hoàng, nhân dân thôn Hiệp Lực (xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) phục dựng thành công điệu múa cổ xưa, lưu truyền lại cho con cháu đời sau để ghi nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Quang Tùng – Quang Lâm – Đức Thuận
Bình luận
vtcnews.vn