Triệu người như một hướng về biển đảo Tổ quốc

Thời sựThứ Năm, 15/05/2014 11:30:00 +07:00

(VTC News) – Những ngày này, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, triệu triệu trái tim đã hướng về biển Đông đấu tranh cho hòa bình và công lý.

(VTC News) – Những ngày này, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, triệu triệu trái tim đã hướng về biển Đông đấu tranh cho hòa bình và công lý.

» Cảnh sát biển Việt Nam quyết 'không khoan nhượng'
» Trung Quốc điều tàu vận tải đổ bộ, tàu hộ vệ tên lửa bảo vệ giàn khoan
» Tạm giữ 400 kẻ kích động gây rối, phá hoại ở Bình Dương

Theo trang thông tin của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đến 14h50 ngày 14/5, số lượng các tàu quân sự Trung Quốc tại thực địa gồm: tàu quân sự (2 hộ vệ tên lửa, 2 tàu vận tải đổ bộ 998, 999 (có lượng giãn nước 17 nghìn tấn; trên tàu được trang bị 1 bệ/8 ống phóng tên lửa đối không, 1 bệ pháo 76mm, 2 bệ/4 khẩu pháo 30mm); các lực lượng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 cơ bản như ngày 13/5.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46001 (trái) đâm vào mạn trái tàu CSB 4032 làm gãy khoảng 10m lan can và hỏng 3 thông gió.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46001 (trái) đâm vào mạn trái tàu CSB 4032 làm gãy khoảng 10m lan can và hỏng 3 thông gió.  Ảnh: VNE
Đặc biệt, tại hiện trường, số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc (lượng giãn nước 100 - 150 tấn) tăng từ 15 chiếc lên 40 chiếc.

Từ 08h55 - 09h05, máy bay tuần thám (số hiệu 8321) bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu CSB 8003 và tàu CSB 4033,độ cao khoảng 300-350 mét. Lực lượng bảo vệ giàn khoan vẫn chia làm các tuyến bảo vệ như ngày 13/5, khi các tàu Cảnh sát biển tổ chức tiếp cận giàn khoan thì phía Trung Quốc đồng loạt sử dụng số lượng lớn tàu ra ngăn cản, sẵn sàng đâm va các tàu của ta.


Từ 08h27 - 12h30, các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc thường xuyên theo sát, ngăn cản, xua đuổi việc đánh bắt hải sản của các tàu cá Việt Nam ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 7-10 hải lý.

Các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư liên tục cơ động tiếp cận từ phía Tây- Tây Bắc giàn khoan để tiến hành tuyên truyền khẳng định chủ quyền, yêu cầu giàn khoan 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam can trường khẳng định chủ quyền


Khi tiếp cận cách giàn khoan 6 - 7 hải lý, các tàu của ta đã bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, ngăn cản, chủ động đâm va (4 tàu Hải cảnh số hiệu 45014, 3411, 46102, 2112 tiếp cận cách tàu CSB 8003 gần nhất 100 mét; tàu Hải cảnh 46102 chủ động đâm thẳng chính diện vào mạn phải tàu CSB 2016.

Do tàu CSB 2016 chủ động dừng và lùi máy kịp thời, nên tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã lao qua trước mũi tàu của ta khoảng cách 5 mét). Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta cơ động, vòng tránh kịp thời, đảm bảo an toàn.


Các tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản ở khu vực giàn khoan thường xuyên bị các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc ngăn cản, xua đuổi, nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ. Đồng thời, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu cá của ta.

Tổng Bí thư kêu gọi toàn dân kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ


Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ngày 14/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Lễ bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI diễn ra tại Trụ sở Trung ương Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Lễ bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI diễn ra tại Trụ sở Trung ương Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)  
Trong bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại vùng biển của Việt Nam, bài phát biểu của Tổng Bí thư nhận định tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Tuyên truyền chính nghĩa cho thương lái Trung Quốc


Sáng 14/5 tại TP HCM, hàng trăm doanh nhân Việt Nam đã có buổi tọa đàm bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc đặt dàn khoan Haiyang Shiyou 981 trên vùng biển Việt Nam. Tất cả các doanh nhân tham dự buổi tọa đàm đều bày tỏ sự căm phẫn và phản đối việc Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. 

Cũng tại buổi tọa đàm này, các doanh nhân đã cùng nhau góp sức với số tiền 140 triệu đồng để ủng hộ các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trên biển Đông.

Ngư dân vươn khơi bám biển

Trong lúc phía Trung Quốc quấy rối, gây cản trở trên vùng biển chủ quyền nước ta, ngư dân miền Trung vẫn tiếp tục ra khơi theo tổ đội, đánh bắt ở các ngư trường truyền thống, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết: Bà con ngư dân Quảng Ngãi dù biết nhiều trở ngại, nhưng vẫn ra khơi bình thường và đi theo tổ đội, nhất là ở ngư trường truyền thống như Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo ông Sơn, hiện Quảng Ngãi có trên 5.500 tàu cá, trong đó, có hơn 2.600 tàu đánh bắt xa bờ, loại 90 CV trở lên. “Việc lập các tổ đội do UBND xã xác nhận theo hướng dẫn của tỉnh. Hiện hầu hết các tàu của Quảng Ngãi ra khơi đều đi theo đội, họ được hỗ trợ thiết bị thông tin, nhất là những lúc thế này để giúp đỡ lẫn nhau khi gặp những rủi ro trên biển”- ông Sơn nói.

Trong khi đó, ông Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản, hiện đang đi kiểm tra việc lắp đặt thiết bị vệ tinh trên tàu cá cho hay, tinh thần ngư dân miền Trung đang rất cao, cần động viên ngư dân tiếp tục bám biển. Dự kiến năm nay, sẽ lắp đặt hết 3.000 thiết bị vệ tinh cho các tổ đội đánh bắt ở vùng biển xa.


Quân dân Trường Sa: Chúng ta sẽ xử lý được tình hình


Báo Tiền phong dẫn lời ông Đỗ Huy Minh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cho biết, những ngày qua, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Trường Sa đều rất phẫn nộ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi hoạt động của UBND thị trấn, của điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa và trường tiểu học Trường Sa vẫn diễn ra bình thường, đảo vẫn đón khách lên thăm.


>> Xem thêm video phiên chợ giữa biển Đông giúp ngư dân bám biển:

Tại đảo Song Tử Tây, mọi hoạt động của quân dân xã đảo, của trạm dịch vụ hậu cần nghề cá và trạm hải đăng Song Tử Tây vẫn diễn ra bình thường. Theo Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên đảo Song Tử Tây, hành động sai trái của Trung Quốc càng khiến quân dân trên đảo nâng cao tinh thần cảnh giác, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đó cũng là quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết.

"Chúng tôi ở gần đảo Gạc Ma, nơi Trung Quốc đang tập trung nhiều phương tiện và tàu chiến để mở rộng căn cứ trên hòn đảo họ chiếm đóng của Việt Nam, luôn theo dõi sát tình hình, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng làm nhiệm vụ", thượng úy Vũ Phúc Hải, Chỉ huy trưởng đảo Len Đao nói.

Đảo Sinh Tồn Đông ở gần một đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 3/1988, là đảo Huy Ghơ. Cũng như tại đảo Gạc Ma, tại đây Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cơi nới, tập trung nhiều tàu chiến. Theo đại úy Vũ Đức Vinh, Phó Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông, trước tình hình phức tạp do Trung Quốc gây ra, cán bộ chiến sỹ trên đảo tập trung thực hiện tốt các chỉ lệnh về sẵn sàng chiến đấu, duy trì nghiêm các nề nếp sinh hoạt và công tác.

Âm nhạc đồng hành lòng yêu nước


Cùng với phát biểu đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, hàng ngàn trái tim sôi sục hướng về biển Đông không chỉ tiếp thêm nghị lực cho các chiến sỹ bảo vệ hải đảo, tiếp thêm niềm tin cho ngư dân bám biển, mà còn làm sống lại tinh thần Bạch Đằng, tinh thần Đống Đa, tinh thần Điện Biên Phủ…

Ngoài bản "Quốc ca" kiêu hãnh, đám đông tuần hành ôn hòa còn hát vang “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”… Không khí đoàn kết ấy một lần nữa khẳng định âm nhạc có giá trị thúc đẩy lòng yêu nước.
a khúc “Bài ca cảnh sát biển Việt Nam”
Ca khúc 'Bài ca cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Vân Quế/ANTĐ
Lịch sử đã chứng minh, nhiều bài hát tập thể luôn đồng hành với người Việt Nam làm nên những kỳ tích. Âm nhạc giống như một phương tiện để chúng ta đấu tranh cho hòa bình và công lý. Nhiều năm qua, hùng ca bị chìm khuất giữa tình ca.

Gần đây, khi biển Đông dậy sóng, có nổi lên vài ca khúc thể hiện tâm trạng sục sôi của dòng dõi Tiên Rồng, như “Tổ quốc nhìn từ biển” hay “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình”.

Đặc biệt, báo An ninh thủ đô đưa tin, một người con đất Việt, hàng ngày theo dõi những diễn biến trên biển Đông, anh Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Khoa nhạc nhẹ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã xúc động viết lên ca khúc “Bài ca cảnh sát biển Việt Nam” với lời ca khỏe khoắn, trong sáng tự hào.

Để hoàn thành ca khúc, Nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Hùng chỉ mất 2 giờ đồng hồ. Anh cho biết, đây là lần đầu tiên anh hoàn thành ca khúc trong khoảng thời gian nhanh đến bất ngờ. Và “Bài ca cảnh sát biển Việt Nam” như là tình cảm của cá nhân anh, cũng như các thế hệ nghệ sỹ Việt Nam gửi đến lực lượng cảnh sát biển, đang đối đầu với sóng dữ ngoài biển Đông.

» Dư luận Trung Quốc phản đối chính quyền ức hiếp Việt Nam
» Hãy thể hiện lòng yêu nước một cách bình tĩnh
» Bắt nhiều kẻ kích động công nhân tại Bình Dương
» Cảnh sát biển đưa tàu hiện đại nhất tiếp cận giàn khoan 981


Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn