Treo tiền tỷ, thách cán bộ bơi sông

Thế giớiThứ Bảy, 23/02/2013 06:15:00 +07:00

(VTC News) - Chuyện kỳ quặc xảy ra khi 2 cán bộ môi trường Trung Quốc bị thách bơi trên sông ô nhiễm, tờ Shanghai Daily đưa tin.

(VTC News) - Chuyện kỳ quặc xảy ra khi 2 cán bộ môi trường Trung Quốc  bị thách bơi trên sông ô nhiễm, tờ Shanghai Daily đưa tin.

Vụ việc xảy ra cuối tuần trước khi Jin Zengmin, chủ tịch của một cửa hiệu buôn kính mắt đã treo giải thưởng 200.000 nhân dân tệ  (tương đương gần 1,6 tỷ VND) cho chủ tịch bảo vệ môi trường, Bao Zhenming, nếu ông chịu bơi trên sông ô nhiễm trong vòng 20 phút.

Ông Jin cho rằng chính công ty sản xuất ủng cao su đã trực tiếp đổ nước thải công nghiệp ra dòng sông và thải khí độc hại ra một trường, 17 trong số 1.000 người dân ở đây đã chết vì ung thư.

Một con sông ô nhiễm ở Trung Quốc - Ảnh: Xinhua 

Ông Bao Zhenming  thừa nhận tình trạng ô nhim của dòng sông nhưng ông cho rằng nguyên nhân là do rác thải sinh hoạt, không phải nước thải từ các nhà máy.

Người đứng đầu cơ quan phụ trách môi trường Ôn Châu phủ nhận việc người dân mắc ung thư do chất thải từ các nhà máy. Ông Bao còn tuyên bố sẽ xây dựng một cơ sở để chống lại ô nhiềm môi trường.

Trước đó, Su Zhongjie, cán bộ môi trường huyện Cảng Nam, thành phố Ôn Châu cũng được treo giải thưởng 300.000 nhân dân tệ nếu ông chịu bơi trên sông.

Theo tờ Shanghai Daily, sau vụ “Doanh nhân Trung Quốc thách cán bộ môi trường bơi trên sông ô nhiềm”, thay vì nhận thách thức,  cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Chiết Giang lại treo biển để quảng cáo những thành tích của mình.

Nhà chức trách Chiết Giang khẳng định, năm ngoái, họ đã nâng tỷ lệ hài lòng của người dân lên 4,6 %, và được xem là “cơ quan biểu mẫu của chính quyền tỉnh”.

Theo ‘thành tích’ được kê khai, họ đã làm sạch được 16 con sông ô nhiễm.Tờ Shanghai Daily nói hiện chưa xác định được chi phí quảng cáo nhưng hầu hết người dân đều than phiền đây là “khoản lãng phí công quỹ”.

Để phủ nhận sự việc trên, một trang mạng xã hội ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đăng ảnh một con sông bị đổi thành nhiều màu do nước thải hóa học từ các nhà máy.

“Tôi đã nghĩ là mình đang xem các bức tranh sơn dầu nhưng không thể tiếp tục chịu đựng nổi khi biết đó là dòng sông rác”, một cư dân mạng nói.

Hà Trần

Bình luận
vtcnews.vn