Trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem ở Hải Dương: Khả năng do sốc phản vệ

Sức khỏeThứ Sáu, 30/10/2015 06:24:00 +07:00

Bộ Y tế cho biết trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem ở Hải Dương nhiều khả năng do sốc phản vệ, chậm nhất ngày 2/11 sẽ có kết quả.

(VTC News) – Bộ Y tế cho biết trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem ở Hải Dương nhiều khả năng do sốc phản vệ, chậm nhất ngày 2/11 sẽ có kết quả.

Sáng 25/10 bé Nguyễn Ngọc Tường Vy ở thôn Ngọc Lý, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) được mẹ đưa ra trạm y tế xã tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 2 và uống vắc xin phòng bại liệt lần 2.

Bác sỹ đã kiểm tra không thấy cháu Vy có biểu hiện gì phản ứng hay mẫn cảm với thuốc. Sau khi tiêm xong 30 phút không thấy bé có biểu hiện bất thường nên các y bác sỹ cho về nhà.

 
Sáng 26/10, cháu Vy có biểu hiện sốt nhẹ và nôn, Trưởng trạm Vĩnh đã đến gia đình thăm khám và chỉ định cho cháu uống 1/4 viên Pamin 0,5 g (thuốc cảm sốt), hướng dẫn người nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe cho bé.

Chiều cùng ngày, cháu sốt trên 37oC, thở gấp, vùng hai bên mông và chân có nổi vân tím, ông Vĩnh đề nghị gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ để điều trị, sau đó đưa lên Bệnh viện Nhi Hải Dương.

Cháu với biểu hiện sốt 39oC, tình trạng lơ mơ, môi tái, nổi vân tím vùng chân và 2 mông, khó thở. Kết quả xét nghiệm cháu có biểu hiện suy gan và nhiễm trùng. Bệnh viện đã hội chẩn kết luận cháu bị suy đa tạng nên sốc nhiễm khuẩn nặng và cấp cứu tích cực bằng phương pháp thở máy kết hợp với sử dụng dịch truyền, thuốc chống sốc và kháng sinh. Rạng sáng hôm sau bé Vy tử vong.

Trước đó, ngày 20/10, cháu Lô Tuấn Trường, 3 tháng tuổi tại xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An tử vong sau khi tiêm Quinvaxem.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An, trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV lần 2 lúc 9h00 ngày 20/10/2015 tại Trạm Y tế xã Quang Phong.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, cán bộ tiêm chủng đã được đào tạo về tiêm chủng và thực hiện đúng các quy định về tổ chức tiêm chủng theo quy định. Sau tiêm chủng, trẻ được theo dõi tại trạm.

Khoảng 4 phút sau tiêm, trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở. Ngay lúc đó, trẻ được xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ của Bộ Y tế tuy nhiên không đáp ứng. Trẻ tử vong lúc 10h00 này 20/10/2015.

Cùng ngày, Trạm Y tế xã có 28 trẻ được tiêm chủng cùng lô vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV, ngoài trẻ tử vong nêu trên các trẻ còn lại đều bình thường.

Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận: trẻ tử vong nghĩ nhiều đến sốc phản vệ, không liên quan đến quy trình tiêm chủng.

» Tìm ra vắc xin chống lại Mers Co-V
» Thuốc mới ngăn ngừa cảm cúm vĩnh viễn
» Trẻ sẽ được miễn phí thêm 2 vắc xin
» Lý do một trẻ chết sau tiêm chủng

Nam Anh


Bình luận
vtcnews.vn