Tranh vui: Đường đi của bài toán lớp 3 lên báo nước ngoài

Giáo dụcChủ Nhật, 31/05/2015 06:46:00 +07:00

Tuần qua, bài toán lớp 3 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) gây chú ý trong nước, lên cả báo Anh, Mỹ. Nhiều người gọi đây là bài toán thách thức tiến sĩ.

Xuất hiện ngày 19/5, bài toán tiểu học tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Đề bài được một phụ huynh gửi báo chí với chia sẻ: 'Con nhờ giải mà tôi bó tay. Giờ tôi phải làm sao?'.

Xuất hiện ngày 19/5, bài toán tiểu học tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Đề bài được một phụ huynh gửi báo chí với chia sẻ: 'Con nhờ giải mà tôi bó tay. Giờ tôi phải làm sao?'.

Bài toán dành cho học sinh lớp 3 nằm trong chương trình ôn thi cuối kỳ. Nhiều phụ huynh không thể đưa ra lời giải

Bài toán dành cho học sinh lớp 3 nằm trong chương trình ôn thi cuối kỳ. Nhiều phụ huynh không thể đưa ra lời giải

Với đề toán này, nhiều học sinh lớp 3 phải... bỏ qua.

Với đề toán này, nhiều học sinh lớp 3 phải... bỏ qua.

Sau đó, bài toán thu hút sự quan tâm của nhiều thủ khoa đại học, học sinh giỏi quốc gia cùng cộng đồng Toán học. Trong đó, Bùi Văn Cường (sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, cần giải bằng lập trình trên máy tính, nếu làm tay sẽ như 'mò kim đáy bể'.

Sau đó, bài toán thu hút sự quan tâm của nhiều thủ khoa đại học, học sinh giỏi quốc gia cùng cộng đồng Toán học. Trong đó, Bùi Văn Cường (sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, cần giải bằng lập trình trên máy tính, nếu làm tay sẽ như 'mò kim đáy bể'.

Thầy giáo Lại Tiến Minh (giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội) nhận định, người ra đề toán làm theo cách không giống ai, khi thực hiện một phép tính ngoài giấy, sau đó xóa đi các số từ 1-9, rồi yêu cầu học sinh làm.

Thầy giáo Lại Tiến Minh (giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội) nhận định, người ra đề toán làm theo cách không giống ai, khi thực hiện một phép tính ngoài giấy, sau đó xóa đi các số từ 1-9, rồi yêu cầu học sinh làm.

Bài toán thách thức nhiều tiến sĩ. Mỗi người có cách giải đáp khác nhau. PGS Văn Như Cương cho rằng: 'Đề bài này không phải khó mà rất khó, cực kỳ khó, rối rắm'.

Bài toán thách thức nhiều tiến sĩ. Mỗi người có cách giải đáp khác nhau. PGS Văn Như Cương cho rằng: 'Đề bài này không phải khó mà rất khó, cực kỳ khó, rối rắm'.

Tờ The Guardian (Anh) viết: 'Việt Nam xếp thứ 17 môn Toán và thứ 8 môn Khoa học, vượt xa rất nhiều nước phương Tây như Anh (xếp thứ 26 và 20) hay Mỹ (xếp thứ 36 và 28). Vì thế, mọi người đừng cảm thấy khó hiểu khi họ ra cho học sinh bài toán khó như vậy'.

Tờ The Guardian (Anh) viết: 'Việt Nam xếp thứ 17 môn Toán và thứ 8 môn Khoa học, vượt xa rất nhiều nước phương Tây như Anh (xếp thứ 26 và 20) hay Mỹ (xếp thứ 36 và 28). Vì thế, mọi người đừng cảm thấy khó hiểu khi họ ra cho học sinh bài toán khó như vậy'.

Ngày 20/5, tiến sĩ Giáp Văn Dương mời các nhà toán học là giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phùng Hồ Hải và Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt.

Ngày 20/5, tiến sĩ Giáp Văn Dương mời các nhà toán học là giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phùng Hồ Hải và Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt.

Ngày 22/5, ông Nguyễn Kim Long - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Lâm Đồng cho biết, chưa truy tìm được nguồn gốc cụ thể của bài toán lớp 3 gây xôn xao.

Ngày 22/5, ông Nguyễn Kim Long - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Lâm Đồng cho biết, chưa truy tìm được nguồn gốc cụ thể của bài toán lớp 3 gây xôn xao.

Ngày 25/5, báo chí xác định cô Nguyễn Thị Kim Quyên - trường tiểu học Thăng Long, phường B’Lao, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng - là người ra bài toán này cho học sinh. Cô cho biết, đây là phần làm thêm để nâng cao kiến thức. Bài tập này được lấy từ một cuốn sách của NXB Đại học Sư phạm.

Ngày 25/5, báo chí xác định cô Nguyễn Thị Kim Quyên - trường tiểu học Thăng Long, phường B’Lao, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng - là người ra bài toán này cho học sinh. Cô cho biết, đây là phần làm thêm để nâng cao kiến thức. Bài tập này được lấy từ một cuốn sách của NXB Đại học Sư phạm.

Bình luận
vtcnews.vn