Tranh cãi gay gắt quy định cộng điểm ưu tiên, người trong cuộc lên tiếng

Giáo dụcThứ Tư, 12/08/2015 07:36:00 +07:00

Xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm cộng ưu tiên cho các đối tượng.

(VTC News) - Xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm cộng ưu tiên cho các đối tượng.

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng, nhiều bạn trẻ tranh luận sôi nổi về chủ đề cộng điểm ưu tiên liệu có đảm bảo công bằng.

"Năm nay nhiều thí sinh được cộng từ 2-3 điểm ưu tiên. Những thí sinh ở thành phố không có điểm cộng, bị đẩy xuống dù đã cố gắng từng 0,25 điểm. Chỉ 0,25 điểm thôi cũng thay đổi cuộc đời cả một con người. Như vậy, bố mẹ giàu cũng là cái tội hay sao?".
Ý kiến được nêu ra khiến dân mạng tranh cãi gay gắt
Ý kiến về điểm ưu tiên được nêu ra khiến dân mạng tranh cãi gay gắt 
Có nhiều ý kiến rằng việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh dân tộc, nông thôn là hợp lý nhưng lại có ý kiến cho rằng bất công, không hợp lý.

Những người trong cuộc đã lên tiếng về vấn đề này:

Trần Thị Đẹp (Tuyên Quang, là cựu sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội):  

Bạn Trần Thị Đẹp.
Mình nghĩ nên cộng điểm cho học sinh dân tộc, ở các vùng nông thôn. Học sinh ở các thành phố lớn, ở Thủ đô sẽ có điều kiện kinh tế cao hơn, khả năng tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Trong khi đó ở vùng nông thôn, dân tộc miền núi, điều kiện khó khăn, giao thông cách trở nên học sinh ít có điều kiện để học tập.

Chính sách ưu tiên đó nhằm mục đích khuyến khích cho học sinh miền núi, nông thôn đi học. Có đi học thì họ mới nâng cao kiến thức của bản thân và sau đó là xây dựng quê hương, đất nước.

Thử đặt câu hỏi, nếu không có những chính sách khuyến khích học tập như vậy thì học sinh dân tộc hay vùng nông thôn có quyết tâm đi học không. Nếu không khuyến khích học sinh đi học thì sẽ không bao giờ thay đổi được bộ mặt của vùng nông thôn, miền núi.

Lê Thị Thụy (Dân tộc Tày, cựu sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội):


Học sinh dân tộc và các vùng nông thôn thiệt thòi hơn so với các bạn ở đồng bằng. Thiệt thòi từ cơ sở hạ tầng cho đến các trang thiết bị của giáo dục.
Bạn Lê Thị Thụy.
Vùng miền núi và nông thôn đa phần có điều kiện kinh tế thu nhập thấp. Việc đầu tư học hành chưa chú trọng quan tâm đúng mức. Nếu không được cộng điểm ưu tiên thì sẽ rất thiệt thòi, học sinh rất khó đủ điểm vào các trường đại học, cao đẳng.

Lưu Ly

Bình luận
vtcnews.vn