Tràn lan đồ chơi xuất xứ Trung Quốc 'kể chuyện' xuyên tạc

Thời sựThứ Bảy, 15/08/2015 08:24:00 +07:00

Nhiều loại đồ chơi xuất xứ Trung Quốc phát ra câu chuyện có nội dung xấu, xuyên tạc cốt truyện, gây ảnh hưởng không tốt đến lứa tuổi thiếu nhi.

Nhiều loại đồ chơi xuất xứ Trung Quốc phát ra câu chuyện có nội dung xấu, xuyên tạc cốt truyện, gây ảnh hưởng không tốt đến lứa tuổi thiếu nhi.

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, các cửa hàng bán đồ chơi trên các tuyến phố lớn của Hà Nội đã nhập về nhiều loại đồ chơi gắn mác thông minh dành cho trẻ em có ghi âm những bài hát thiếu nhi và các câu chuyện cổ tích có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, có loại đồ chơi phát ra câu chuyện có nội dung xấu hoặc xuyên tạc cốt truyện, gây ảnh hưởng không tốt đến lứa tuổi thiếu nhi.
Theo ghi nhận của PV, nhiều loại đồ chơi như búp bê, mèo Talking Tom, mèo máy Doremon, iphone, gối thông minh kể chuyện… có màu sắc “bắt mắt” gắn mác “đồ chơi thông minh” có ghi âm sẵn những câu chuyện cổ tích và các bài hát thiếu nhi.
Đồ chơi xuất xứ Trung Quốc phát ra nội dung xấu được bày bán tràn lan
Đồ chơi xuất xứ Trung Quốc phát ra nội dung xấu được bày bán tràn lan 
Những món đồ chơi này có giá từ hơn 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Trẻ em thường thích thú với những đồ chơi dạng này vì chỉ cần bấm nút là máy tự động kể chuyện hoặc hát. Tuy nhiên, nội dung những câu chuyện này không được kiểm soát chặt chẽ, có nội dung phản cảm khiến nhiều phụ huynh phải lo lắng.
Các câu chuyện được tích hợp sẵn trong đồ chơi với những ngôn từ: "Chúng ta thà chết vì con người. Thà chết! Thà chết quách một lần cho rồi. Ta đâm đầu xuống đất tự tử đi...". 
Sau phản ánh của dư luận, mèo máy Doremon biết kể chuyện ít được bày bán nhưng thực tế, còn nhiều loại đồ chơi “thông minh” khác vẫn tràn lan trên thị trường.

Chị Phạm Thị Thảo, chủ cửa hàng bán đồ chơi trên phố Nhân Hòa, Thanh Xuân cho biết, có đến 90% đồ chơi được bán ở đây đều có xuất xứ Trung Quốc. Những loại đồ chơi “thông minh” có ghi âm các câu chuyện cổ tích bằng tiếng Việt do Việt Nam đặt Trung Quốc sản xuất.
“Năm nay không có nhiều hàng, còn Trung thu năm ngoái có các loại; con gì cũng biết kể chuyện, cái gì cũng do Trung Quốc sản xuất. Kể cả đồ chơi gắn mác Việt Nam thực ra cũng là nhập từ Trung Quốc, đặt Trung Quốc làm. Người mua hàng không biết, chứ chúng tôi đi lấy hàng quen, hỏi thì họ trả lời hết. Nếu chị thích mua loại đấy, hai ngày nữa chị ra đây sẽ có nhiều” – chị Thảo nói.
Không chỉ có các loại đồ chơi “thông minh”, nhiều loại đồ chơi khác gắn mác Trung Quốc vẫn được bày bán trong siêu thị, nhà sách, cửa hàng, quảng cáo trên mạng internet với giá vài chục nghìn đến cả trăm nghìn.
Là mẹ của 2 con nhỏ, chị Đào Thanh Loan ở quận Cầu Giấy thường mua cho con rất nhiều đồ chơi. Mặc dù biết rằng hầu hết các loại đồ chơi con thích đều có xuất xứ Trung Quốc nhưng do có nhiều mẫu mã, sản xuất theo các bộ phim hoạt hình mà trẻ em yêu thích, lại rẻ hơn rất nhiều so với đồ chơi Việt Nam nên nhiều gia đình vẫn chọn mua theo sở thích của con.
Video đồ chơi TQ phát nổ

Trước những thông tin về nhiều loại đồ chơi không lành mạnh, chị cũng cảm thấy lo lắng về những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con.
Theo quy định, tất cả đồ chơi trẻ em phải được dán tem hợp quy CR. Tuy nhiên, theo khảo sát tại nhiều cửa hàng bán đồ chơi trên địa bàn Hà Nội, nhiều loại đồ chơi Trung Quốc nằm trong danh mục hàng cấm, không rõ nguồn gốc, không tem nhãn hợp quy vẫn được bày bán tràn lan./.

Nguồn: VOV
Bình luận
vtcnews.vn