TP.HCM: Khủng khiếp cảnh vạ vật chờ khám bệnh

Sức khỏeChủ Nhật, 20/01/2013 06:16:00 +07:00

(VTC News) – Nét Ép (50 tuổi, ở Gia Lai) phải chờ hơn 1 tuần ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM mới đến lượt được các bác sĩ khám bệnh.

(VTC News) – Nét Ép (50 tuổi, ở Gia Lai) phải chờ hơn 1 tuần ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM mới đến lượt được các bác sĩ khám bệnh.

Tình trạng, người bệnh và người nhà bệnh nhân phải ngủ dưới gầm giường được thể hiện rõ nhất ở Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM.

Không chỉ vậy, chỉ cần bước vào cổng bệnh viện, cảnh tượng hàng loạt người bệnh và người nhà bệnh nhân trải chiếu nằm nhếch nhác dưới nền đất diễn ra khắp nơi. Tình trạng ấy không những không được khắc phục mà ngày càng trầm trọng hơn.
Đêm nằm đất, ngày long nhong
Ngày 14/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm các bệnh viện tại TP.HCM để “mục sở thị” sau một năm thực hiện các biện pháp giảm tải bệnh viện. Bệnh vin Ung bướu TP.HCM là nơi Bộ trưởng Bộ Y tế mở đầu cho cuộc vi hành của mình. Đây cũng là bệnh viện chịu quá tải nhiều nhất thành phố.
Tại bệnh viện, ngay từ cổng vào đến các phòng khám, phòng lưu bệnh nhân, phòng bệnh, tất cả đều quá tải. Bệnh nhân chen chúc nhau ngồi chờ khám; Người bệnh, người nhà nằm la liệtkhắp các ngõ ngách bệnh viện.
Để được khám, người bệnh phải xếp hàng theo số thứ tự.Có người phải chđúng 1 ngày mới đến lượt mình khám.
Theo thông kê của Bệnh viện Ung bướu, hiện bệnh viện này có gần 200 bác sĩ. Riêng phòng khám có 15 bác sĩ nhưng phải khám cho 1.500 lượt bệnh nhân/ngày.

Bà N.T.T (56 tuổi, ở Đồng Nai) bị bướu răng nhưng phải ngồi chờ ròng rã ở sân bệnh viện 2 ngày mới được các bác sĩ gọi tên vào khám. Nhưng để được phẫu thuật, bà phải ngồi chờ ở bệnh viện 2 ngày nữa mới được khám lại và được nhập viện.
Bà T kể, bà đi khám các bệnh viện ở Đồng Nai không tìm ra bệnh. Chán nản, con bà quyết định đưa bà đi khám ở Bệnh viện Ung bướu. Do không có nhiều tiền, bà “phải” khám theo sổ bảo hiểm.
3 giờ sáng ngày 16/1/2013 bà và cô con gái đi xe đò từ Đồng Nai lên thành phố khám, đến Bệnh viện Ung bướu là 7 giờ sáng nhưng bà phải chờ đến 10 giờ trưa mới mua được sổ khám. Và để được vào phòng khám, bà T và con gái ngồi chờ đến tận 11 giờ trưa ngày 17/1, sau đúng 1 ngày.
“Để chờ đến ngày được khám, ban đêm hai mẹ con tôi phải chăng mùng ngủ dưới gốc cây. Muỗi chích, lạnh lẽo, ngủ mà cứ lo ngay ngáy ai lấy mất đồ nên cả đêm tôi cứ ngồi và cầu mong cho trời sáng thật nhanh để mình được khám và về nhà.

Nhưng cũng vui vì không chỉ mình mẹ con tôi mà có rất nhiều người phải chờ như thế. Ban đêm chăng màn ngủ dưới đất, ban ngày cứ đi long nhong trên sân bệnh viện” - Bà T hóm hỉnh chia sẻ.
Thời gian chờ rất lâu nhưng thời gian gặp bác sĩ và được khám bệnh thì chỉ "đếm trên đầu ngón tay"
Nét Ép (50 tuổi, ở Gia Lai) cũng vậy. Bà bị bướu cổ từ 4 năm nay. Bà phải chờ hơn 1 tuần ở bệnh viện mới được các bác sĩ khám. Suốt hơn 1 tuần qua, ngày nào bà cũng phải mang khối bướu to kềnh đi khệnh khạng dưới sân bệnh viện.

Đêm đến, ghế đá là giường, chăn là nhà và nhà vệ sinh bệnh viện là nơi sinh hoạt… nhưng bà vẫn “chịu khó” chờ đợi các bác sĩ gọi tên khám.
Bà nói: “Đáng lẽ sáng nay tui được xét nghiệm máu để xác định bệnh có nên mổ hay không nhưng do tui ăn sáng mất nên phải chờ đến ngày mai mới được xét nghiệm lại. Từ ngày xuống đây khám, tôi cứ lang thang thế này. Mệt lắm. Muốn nhập viện lắm nhưng các bác sĩ không cho. Vì nhập viện cũng có khác nào mình cứ sống lang thang dưới sân thế này đâu”.
Muốn hết bệnh, phải ngủ gầm giường
Cũng theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, hiện bệnh viện này chỉ có 600 giường bệnh nhưng lại có số lượng bệnh nhân nằm viện khổng lồ: 1.500 đến 1.700 người.

Trong đó, bệnh nhân các tỉnh chiếm 40-50% vào năm 2011, nhưng năm 2012 đã tăng lên đến 70%. Vì vậy, để chứa hết số lượng bệnh nhân, ban lãnh đạo bệnh viện đã quyết định cho 2-3 bệnh nhân nằm 1 giường, thậm chí còn bố trí cho họ nằm dưới gầm giường để tiện theo dõi.
Phải ngủ dưới gầm giường nhưng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải chấp nhận vì có như thế, bệnh mới được chữa khỏi
Bà Lê Thị Hằng (55 tuổi, ở Đăk Nông) có chồng bị bệnh ung thư bướu cổ và phải nằm ở Bệnh viện Ung bướu từ tháng 8/2012 đến nay. Đã 5 tháng bà phải ăn ở tại bệnh viện để chăm sóc chồng. 5 tháng qua cũng là thời gian bà và chồng phải ngủ và sinh hoạt dưới gầm giường bệnh viện.
Nhưng bà Hằng cho biết, có phải nằm gầm giường vợ chồng bà cũng chấp nhận, vì có như thế chồng bà mới trị dứt được căn bệnh ung thư bướu cổ. Lúc bà đưa chồng đến Bệnh viện đa khoa Đắk Nông khám và trị, phải mất 2 tháng nhưng vẫn không biết chồng bà bị bệnh gì. Chán nản, bà bỏ những chế độ của bảo hiểm y tế để đưa chồng đến Bệnh viện Ung bướu khám. Tại đây, các bác sĩ mới tìm ra bệnh và cho ông nhập viện điều trị.
Không chỉ dưới gầm giường mà la liệt khắp hành lang, khuôn viên bệnh viện, người nhà bệnh nhân tri chiếu nằm nghỉ. Người đi qua, chỉ cần đi không khéo là có thể đá phảinhau
Bà Hằng tâm sự:Mới đầu đến bệnh viện, thấy cảnh tượng người người trải chiếu nằm ngổn ngang dưới sân, khi vào phòng bệnh nhân lại thấy người nời nằm dưới gầm giường, tôi mệt mỏi vô cùng. Nhưng khi nằm được 1-2 ngày thì đâu cũng vào đấy và thấy vui, vì mọi người trong phòng rất thân thiện, quan tâm giúp đỡ nhau, nhất là những cử chỉ nhẹ nhàng của các y bác sĩ… cũng thấy “mát lòng mát dạ””.

Còn ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, theo TS.BS Tăng Chí Thượng (Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1), hiện nay, số trẻ điều trị nội trú ngày cao điểm cũng lên đến gần 4.000 trẻ và 14.000 lượt trẻ ngoại trú đến khám và điều trị. Mặc dù hai bệnh viện nhi đã vận dụng tối đa nguồn lực hiện có để khám chữa cho người bệnh nhưng tình trạng quá tải vẫn diễn ra.
Bà Phan Thị Cúc (46 tuổi, ở An Giang) có cháu nội đang điều trị bệnh vàng da và bệnh nghẽn mạch ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mới đầu lên thành phố, mọi cảnh tượng: tắc đường, bụi bặm, ồn ào… đã là những th xa l với bà.

Nhưng khi vào bệnh viện, cảnh người người chăng mùng trước sân bệnh viện ngủ, hai ba em bé nằm chung 1 giường khiến bao nhiêu câu hỏi thắc mắc trong đầu bà càng nhiều. Nhưng ở được vài ngày bà đã quen và nghiệm ra rằng, vì sao người ta lại “thi nhau” bỏ bệnh viện quê lên thành phố chữa bệnh.
Bởi bà cho rằng: Cháu tui chỉ mới hơn 2 tháng tuổi nhưng nhập bệnh viện tỉnh gần 1 tháng mà không biết nó bị bệnh gì. Cứ mỗi lần khám lại được chẩn đoán một bệnh và uống một tá thuốc.

Khi lên đây, chúng tôi mới biết được cháu nó bị bệnh vàng da và nghẽn mạch và còn 2 ngày nữa là cháu được xuất viện rồi. Vì vậy, dù có phải nằm gầm giường, nằm sân bệnh viện cũng nên lên đây để chữa trị”.

Ngọc Thân

Bình luận
vtcnews.vn