Tối nay trăng máu, trăng xanh và nguyệt thực cùng xuất hiện

Thế giớiThứ Tư, 31/01/2018 07:57:00 +07:00

Hiện tượng trăng tròn ngày 31/1 sẽ rất đặc biệt bởi nằm trong chuỗi 3 lần siêu trăng liền nhau, diễn ra cùng lúc với nguyệt thực toàn phần và trăng xanh – trăng tròn lần thứ 2 trong tháng.

Nếu bạn sống ở Bắc Mỹ, Alaska hoặc Hawaii, nguyệt thực sẽ diễn ra trước khi mặt trời mọc ngày 31/1. Đối với những người sống ở Trung Đông, châu Á, phía Đông nước Nga, Australia và New Zealand, hiện tượng đặc biệt này sẽ xuất hiện khi trăng lên vào tối cùng ngày.

Hiện tượng trăng tròn ngày 31/1 đặc biệt bởi 3 lý do, đó là lần thứ 3 của chuỗi 3 lần siêu trăng khi mặt trăng ở điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo, khiến cho mặt trăng trở nên lớn hơn bình thường khoảng 14% và sáng hơn khoảng 30% (perigee).

Đây cũng là lần thứ 2 trăng tròn trong tháng dương lịch, hay còn gọi là hiện tượng trăng xanh. Cuối cùng, siêu trăng xanh này sẽ đi qua bóng của Trái Đất và những người sống tại những địa điểm thích hợp có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần – khi mặt trăng có màu đỏ nhạt còn gọi là trăng máu.

trang-mau-1

 Nguyệt thực toàn phần chặn một phần ánh sáng phản xạ trên Mặt trăng, khiến Mặt trăng có màu đỏ cam.

Tuy hiện tượng trăng máu, siêu trăng và trăng xanh không quá hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên trong vòng 152 năm 3 hiện tượng này diễn ra cùng một lúc. Trong một khoảng thời gian kéo dài khoảng 5 tiếng, mặt trăng sẽ trải qua nhiều giai đoạn khi tiến vào và ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời.

Người xem trăng tại Đông Á, từ Thái Bình Dương đến Bắc Mỹ sẽ nằm trên đường đi của nguyệt thực toàn phần, trong khi đó người sống tại phía Đông Bắc Mỹ, Đông Âu, Tây Á sẽ nhìn thấy nguyệt thực một phần. Thời điểm quan sát tốt nhất là ngay khi mặt trời lên và trước khi trăng lặn.

Ngày 31/1, nguyệt thực sẽ bắt đầu vào khoảng 5h51 sáng giờ miền Đông (17h51 giờ Việt Nam), trong đó nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 17h48 giờ Việt Nam và nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 19h51 giờ Việt Nam.

Nguyệt thực toàn phần đạt đỉnh lúc 20h29 giờ Việt Nam và kết thúc lúc 21h07. Tuy nhiên nguyệt thực một phần sẽ tiếp tục đến khoảng 22h11. Để quan sát hiện tượng đặc biệt này, bạn cần tìm những nơi cao và có đường chân trời không bị che khuất.

Video: Nguyệt thực toàn phần ở Việt Nam

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn