Toàn cầu hóa 4.0 cho ai?

Thế giớiChủ Nhật, 23/12/2018 08:16:00 +07:00

Các chính phủ phải hợp tác với nhau nhiều hơn nữa để viết lại các quy tắc tài chính, thương mại, tiền lương và thuế để đảm bảo cách mạng công nghệ mang lại lợi ích cho tất các mọi người.

Hãy tưởng tượng về một thế giới trong đó phụ nữ và bé gái được tôn trọng, biến đổi khí hậu được được lưu tâm đúng với tầm quan trọng của nó, đói nghèo được xóa bỏ. Chưa bao giờ chúng ta có đủ điều kiện để biến những tầm nhìn như vậy thành hiện thực như hiện nay. Ở châu Phi, năng lượng mặt trời đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi. Tại Kenya, ngân hàng di động đã cải thiện đáng kể tài chính toàn diện, đặc biệt là đối với phụ nữ nghèo. 

Theo tầm nhìn của các nhà hoạch định chính sách, công nghệ hiện tại và các công nghệ liên quan tới Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng năng suất, thu nhập, mở rộng quỹ thời gian nghỉ ngơi cho người lao động, đồng thời giải phóng các nền kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được những điều này, chúng ta phải có một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với toàn cầu hóa. 

0728c5d94b646683218096d3e69060f9.2-1-super.1

Toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề giải quyết bất bình đẳng và bất mãn chính trị. (Ảnh: Washington Post)

Chủ đề tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thuỵ Sỹ vào tháng 1 tới đây sẽ là Toàn cầu hóa 4.0, trong đó xoáy sâu và câu chuyện cạnh tranh đang định hình thế giới. 

Trong suốt 40 năm qua, GDP đóng vai trò như một vị vua còn các quốc gia theo đuổi việc bãi bỏ các quy định, nới lỏng kiểm soát vốn, cắt giảm thuế doanh nghiệp và tự do hóa thị trường lao động. Tuy nhiên, sự thất bại của mô hình phi chính thống này làm dấy lên những làn sóng bất mãn.   

Theo các chuyên gia kinh tế, những nhà hoạch định chính sách trên thế giới cũng như nhiều chính phủ dường như vẫn chưa thể nhận ra rằng toàn cầu hóa nếu muốn có tác động sâu rộng và lâu bền phải phá vỡ chủ nghĩa tân tự do trong đó quy định cạnh tranh là yếu tố cơ bản quyết định các mối quan hệ trong xã hội. 

Khi vấn đề này chưa được giải quyết, toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy bất bình đẳng và gieo rắc sự bất mãn trên toàn thế giới. 

Sự gia tăng bất bình đẳng đe dọa phần lớn những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong nửa thế kỷ qua. Trong khi 1% người giàu nhất kiểm soát 82% tài sản của toàn thế giới, Ngân hàng thế giới cho biết tỷ lệ giảm nghèo đã giảm, đe dọa tới mục tiêu chấm dứt tình trạng đói nghèo vào năm 2030. 

attached-world_economic_forum_davos_accommodation-622

Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay sẽ được diễn ra từ ngày 22 đến 25/1/2019 tại Davos-Klosters (Thụy Sĩ). 

Những thực tế này vẫn sẽ tồn tại cho tới khi các tỷ phú ở Thung lũng Silicon, Châu Phi và nhiều nơi khác ngừng viết các câu chuyện mà họ mường tượng ra về toàn cầu hóa. Điều họ cần là nhìn vào những gì đang diễn ra ở ngoài kia. 

Một công nhân chế biến tôm ở Đông Nam Á phải bóc 950 con tôm mỗi giờ để kiếm được mức lương tối thiểu. Với năng suất này, anh sẽ phải mất 5.000 năm để kiếm được số tiền tương đương với những gì mà giám đốc điều hành một siêu thị kiếm được trong trong 10 năm. 

Khi toàn cầu hóa không có quy tắc và các nguyên tắc phân xử, những kẻ bắt nạt sẽ luôn giành chiến thắng. Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây cũng chỉ ra rằng toàn cầu hóa tài chính đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng. Tương tự như vậy, biến đổi khí hậu cũng là một khía cạnh phản ánh một nền kinh tế không bình đẳng trong đó người giàu khai thác môi trường để thu lợi riêng. 

Vì vậy theo cây viết Winnie Byanyima của Project Syndicate, vấn đề cấp thiết hiện nay là các chính phủ phải hợp tác với nhau nhiều hơn nữa để viết lại các quy tắc tài chính, thương mại, tiền lương và thuế để đảm bảo cách mạng công nghệ mang lại lợi ích cho tất các mọi người.    

"Bên cạnh việc hoan nghênh công nghệ tiên phong, chúng ta cũng nên tạo ra một cơ chế hỗn hợp cho các ưu đãi, quyền sở hữu công cộng và quy định để quản lý các thay đổi mới. Cùng với đó là cách tiếp cận mới về thuế và chi tiêu công", ông Winnie phân tích. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn