Tin đồn 'vỡ đập thuỷ điện', cả huyện náo loạn

Thời sựThứ Năm, 03/10/2013 07:24:00 +07:00

Chiều 2/10, rất đông người dân các xã Đại Hồng, Đại Tân, Đại Quang - thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) hoang mang lao ra khỏi nhà khi nghe tin vỡ đập thủy điện.

Chiều 2/10, rất đông người dân các xã Đại Hồng, Đại Tân, Đại Quang… thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) hoang mang lao ra khỏi nhà khi nghe tin vỡ đập thủy điện.

Người dân cho biết do trời đang tạnh ráo nên khi thấy nước từ trên nguồn bất ngờ đổ về cộng với tin người dân bàn tán vỡ đập nên họ gọi nhau chạy.

Ông Phan Đức Tính, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết chính quyền cũng đau đầu vì tin đồn này. Cả trưa 2/10, huyện tập trung cán bộ để xuống dân, lên loa phóng thanh, thông tin trấn an cho dân chúng toàn huyện.

Thủy điện Đắk Mi 4 xã lũ nước đổ về sông Đắk Mi với lưu lượng 2.000m3 (ảnh chụp lúc 16g chiều 2-10) - Ảnh: Trường Trung
Thủy điện Đắk Mi 4 xã lũ nước đổ về sông Đắk Mi với lưu lượng 2.000m3 (ảnh chụp lúc 16h chiều 2/10). Ảnh: Trường Trung 
Phó giám đốc Công ty Thủy điện A Vương Lê Đình Bản cho biết đơn vị cũng hết sức mệt mỏi để giải thích cho nhân dân vùng hạ du của nhà máy là đập A Vương không hề bị vỡ.
 Lũ lên gây ngập nhà dân ở thông thị trấn Trà My,huyện Bắc Trà My sáng 2/10. Ảnh: L.Trung
Lũ lên gây ngập nhà dân ở thông thị trấn Trà My,huyện Bắc Trà My sáng 2/10. Ảnh: L.Trung 
 Một tuyến đường ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My bị lũ chia cắt. Ảnh: L.Trung
Một tuyến đường ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My bị lũ chia cắt. Ảnh: L.Trung 
Liên quan việc thủy điện xã lũ gây ngập, chiều 2/10, ông Phạm Phú Thủy, phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn (Quảng Nam) cho biết, một số khu vực ở huyện miền núi Nông Sơn bị ngập nước do thủy điện ở đầu nguồn sông Thu Bồn xả nước.

Theo ông Thủy, mực nước sông Thu Bồn cao hơn mức báo động 1, ngấp nghé mức báo động 2. UBND huyện Nông Sơn đã chỉ đạo cho hàng trăm học sinh ở xã Quế Ninh được nghỉ học để tránh tình trạng bị lũ cuốn trôi. Cũng trong sáng 2/10, nhiều địa phương của huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị ngập lũ nặng và bị cô lập.

Từ khuya 1/10, trên địa bàn huyện Phước Sơn có mưa lớn (khoảng 200mm) kéo dài đến sáng 2/10 khiến nước nguồn về rất lớn. Tuyến đường QL14E nối QL1A với đường Hồ Chí Minh bị ngập sâu đoạn thuộc địa bàn xã Phước Hòa (Phước Sơn). Năm xã vùng cao huyện Phước Sơn gồm Phước Thành, Phước Chánh, Phước Kim, Phước Lộc, Phước Công bị nước lũ chia cắt, cô lập.

Nước lũ đổ về, trong khi đó thủy điện Đắk Mi 4 vẫn chạy máy phát điện khiến thôn 2 của xã Phước Hòa và thôn 1, 10 của xã Phước Hiệp bị ngập sâu.
Đường vào thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn bị ngập nặng, xe cộ không thể qua lại được (ảnh chụp trưa 2-10) - Ảnh: Trường Trung
Đường vào thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn bị ngập nặng, xe cộ không thể qua lại được (ảnh chụp trưa 2/10) - Ảnh: Trường Trung
Theo UBND huyện Phước Sơn, sau khi các xã bị ngập nước, UBND huyện đã yêu cầu thủy điện Đắk Mi 4 dừng ngay việc phát điện để giảm gây ngập lụt nhà dân. Khoảng 9h sáng 2/10, thủy điện Đắk Mi 4 ngừng phát điện nên lượng nước về phía thượng nguồn sông Thu Bồn giảm.

Trong khi đó, thủy điện Đắk Mi 4 đã mở 5 cửa xả lũ, đổ nước về sông Đắk Mi (thượng nguồn sông Vu Gia) với lưu lượng 2.000m3/s, trong khi nước về hồ 2.300m3/s. Hơn 7.000 học sinh cũng được cho nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Đường Hồ Chí Minh qua đoạn xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn bị sạt lở gây ách tắc cục bộ, nhiều xe phải dừng lại ở ngã Làng Hồi - Ảnh: Trường Trung
 Đường Hồ Chí Minh qua đoạn xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn bị sạt lở gây ách tắc cục bộ, nhiều xe phải dừng lại ở ngã Làng Hồi - Ảnh: Trường Trung
Tại huyện Bắc Trà My, mưa lớn đã làm các tuyến giao thông nội bộ tại trung tâm huyện và về các xã bị tê liệt do nước lũ chia cắt.

Sáng 2/10, anh Nguyễn Văn Chính (21 tuổi, trú tổ 1, thôn Định Yên, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My) băng qua khu vực giao thủy của Sông Trạm để dời trâu đang cột lên chỗ cao hơn thì bị lũ cuốn trôi, hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Tuyến ĐT 611 từ Quế Sơn - Nông Sơn bị chia cắt do lũ

Chiều tối 2/10, tuyến được ĐT 611, đoạn qua địa phận xã Quế Trung (huyện Nông Sơn, Quảng Nam), nối hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn đã bị chia cắt bởi nước lũ, nhiều xe cộ và người dân không lưu thông được.

Chị Nguyễn Thị Kim Điểm, thôn Trung Phước, xã Quế Trung cho biết, khoảng 14h chiều 2/10, chị chạy xe máy đi làm không thấy có nước ngập, đến khoảng 16h chiều, khi quay về thì nước lên hơn nửa bánh xe. Nhiều xe máy qua lại bị chết máy giữa dòng.
Học sinh đi học về bất chấp nguy hiểm vượt qua đoạn đường ngập lũ ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. Ảnh: Lê Trung
Học sinh đi học về bất chấp nguy hiểm vượt qua đoạn đường ngập lũ ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. Ảnh: Lê Trung 
Nặng nhất là tuyến đường đi vào thôn Trung Nam, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn bị nước lũ ngập hơn nửa mét, hơn 150 hộ dân "nội bất xuất ngoại bất nhập".

Anh Trương Văn Hải (xã Quế Lộc) cho biết vợ anh mới sinh nên ở nhà mẹ vợ ở thôn Trung Nam nhưng anh không đem áo quần, thức ăn vào được vì nước ngập lút đường.

Theo dự báo Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam, tối và đêm 2/10 mực nước các sông Vu Gia trên mức báo động 3, sông Thu Bồn trên mức báo động 2.

UBND huyện Bắc Trà My cho biết sau nhiều giờ huy động lực lượng dân quân và người dân địa phương tìm kiếm, chiều tối 2/10 thi thể anh Nguyễn Văn Chính (21 tuổi, trú tổ 1, thôn Định Yên, xã Trà Đông, H.Bắc Trà My) đã được tìm thấy.

Quảng Ngãi: lũ dâng nhanh, lở núi nhiều nơi


Nước từ thượng nguồn đổ về do mưa lớn kéo dài suốt ngày 2/10 đã làm mực nước lũ trên các sông ở Quảng Ngãi tăng lên rất nhanh. Tại huyện Bình Sơn, mực nước trên sông Trà Bồng gần đạt đỉnh báo động 3. Nước lũ tràn vào nhiều nhà dân ở xã Bình Dương, trong khi nhiều tuyến đường giao thông ở huyện Bình Sơn bị nước lũ phong tỏa, người và phương tiện không thể qua lại.

Trên tuyến đường 622B, đoạn qua các xã Bình Long, Bình Mỹ, Bình Chương có đến 5 điểm lũ tràn và dù chính quyền địa phương đã cắt cử lực lượng canh giữ nhưng nhiều người dân, trẻ em vẫn bất chấp nguy hiểm băng qua.

Ông Nhâm Xuân Sỹ, giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cho biết, trong đêm 2/10 và sáng mai, mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi có khả năng lên lại ở mức báo động 3, riêng sông Trà Khúc ở mức trên báo động 2. Mưa lớn vẫn còn kéo dài trong vài ngày nữa, đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở núi, ven sống ven biển, nhất là hiện tượng mưa dông.
Bất chấp nguy hiểm, người dân, trẻ em ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn băng qua đường lũ tràn
Bất chấp nguy hiểm, người dân, trẻ em ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn băng qua đường lũ tràn 
Đến cuối giờ chiều, tuyến QL 24C từ Quảng Ngãi đi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã bị chia cắt, ách tắc hoàn toàn do sạt lở núi. Hàng ngàn mét khối đất đá đã sạt lở chắn ngang đường đoạn qua đèo Eo Tà Mã, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng.

Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi, Hạt Quản lý đường bộ Trà Thủy đã chốt chặn không cho người và phương tiện đi lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm cách đưa xe máy qua vùng núi lở.

Các tuyến đường ở miền núi ở huyện Tây Trà, Sơn Tây, tuyến QL 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum cũng xảy ra nhiều điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở cao. Đường vào thôn Tà Dô, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây bị sạt lở, cô lập toàn bộ thôn này.
 Sạt lở núi xảy ra nhiều nơi
Sạt lở núi xảy ra nhiều nơi 
Ông Lê Văn Tùng, chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết huyện đã triển khai các phương án ứng phó, chủ động vận động, hướng dẫn người dân nằm trong vùng 7 điểm có nguy cơ sạt lở núi của huyện di dời lánh nạn khi có mưa lớn để đề phòng núi lở.

Chiều cùng ngày, huyện Sơn Tây cũng đã vận động, hỗ trợ 15 hộ gia đình ở thôn Tang Via, xã Sơn Dung di dời đến nhà dân lân cận để phòng ngừa núi lở.

Huế: biển xâm thực mạnh tại xã Vinh Hải

Do ảnh hưởng bão số 10, toàn bộ tuyến bờ biển tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã bị sóng biển xâm thực mạnh, sâu gần 10m và trải dài hơn 3,2 km toàn xã. Trong đó, một bờ kè chắn sóng bị sạt lở 485m, 1.600 gốc dứa trồng dọc bờ biển bị sóng cũng cuốn trôi.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, chủ tịch UBND xã, cho hay nước biển đã tràn qua bờ kè, làm ngập mặn gần 85 ha đất ruộng.

Thanh Hóa: nhiều làng quê còn ngập chìm trong nước lũ


Dù trời đã ngớt mưa, nhưng do mưa lớn ở thượng nguồn kết hợp hồ thủy lợi Yên Mỹ đang xả lũ, đến chiều tối 2/10 nhiều làng quê ở các xã Các Sơn, Hùng Sơn, Anh Sơn (huyện Tĩnh Gia); Tượng Sơn, Tượng Lĩnh, Công Bình, Công Liêm… (huyện Nông Cống) vẫn còn ngập trong nước lũ.

Chưa khắc phục xong hậu quả trận lũ lụt lớn kéo dài từ ngày 19 đến 23/9, trận lũ mấy ngày nay đã làm nông dân hai huyện Nông Cống, Tĩnh Gia kiệt sức. Gần 2.000 ha lúa mùa đến kỳ thu hoạch, bị ngâm trong nước lũ kéo dài, có nguy cơ mất trắng. Số lúa thu hoạch trước lũ, không phơi được, bị mọc mầm, nay chỉ làm thức ăn chăn nuôi. Người dân vùng lũ lụt có nguy cơ bị thiếu đói lương thực trong những tháng tới.

Cuối giờ chiều 2/10, tỉnh lộ 512 đoạn qua thôn Phú Thiện, xã Các Sơn (Tĩnh Gia) ngập trong nước lũ. Mực nước trên mặt đường cao 30- 40cm, kéo dài suốt 150m. Nhiều xe máy, xe đạp, xe ô tô 4 chỗ không đi qua được. Người dân đã chế loại xe cải tiến có bánh, gầm cao chuyên chở người, xe máy, xe đạp qua đoạn ngập lụt với giá 10-15.000 đồng/lượt (tùy số người trên xe máy).
 Bà con nông dân xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống cắt lúa bị chìm trong nước lũ nhiều ngày. Ảnh: Hà Đồng
Bà con nông dân xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống cắt lúa bị chìm trong nước lũ nhiều ngày. Ảnh: Hà Đồng 
Người dân thôn Phú Thiện, xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) làm “dịch vụ” chở người, xe qua điểm ngập lụt trên tỉnh lộ 512 - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 2/10
 Người dân thôn Phú Thiện, xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) làm “dịch vụ” chở người, xe qua điểm ngập lụt trên tỉnh lộ 512 - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 2/10
Bị nước lũ bao vây, nhiều người dân ở thôn Kén, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) phải dùng thuyền thúng đi lại - Ảnh: Hà Đồng
Bị nước lũ bao vây, nhiều người dân ở thôn Kén, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) phải dùng thuyền thúng đi lại. Ảnh: Hà Đồng 
Đường vào các thôn Kén, thôn Bòng Sơn, xã Tượng Sơn và thôn Đồng Cốc (xã Công Bình, Nông Cống) cũng bị nước lũ chia cắt nhiều ngày, người dân đi lại bằng thuyền thúng rất nguy hiểm vì nước lũ chảy mạnh và xiết.

Trong ngày, UBND TP Thanh Hóa đã hỗ trợ cho huyện Nông Cống 50 triệu đồng; hỗ trợ huyện Tĩnh Gia 100 triệu đồng để mua lương thực cấp ngay cho bà con khó khăn vùng lũ. Huyện Tĩnh Gia đã chuyển 600 thùng mì tôm; huyện Nông Cống chuyển hơn 300 thùng mì tôm đến cứu trợ cho người dân các xã vùng lũ.
Sẽ sơ tán hơn 1.500 hộ dân

Chiều 2/10, ông Phan Đức Tính - phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết huyện đang lên phương án di dời 1.500 hộ dân tại các khu vực vùng thấp trũng, có nguy cơ sạt lở đến các vị trí an toàn ngay trong đêm 2/10. Ngay trong chiều 2/10, UBND huyện Đại Lộc cũng đã có thông báo cho học sinh các trường THPT trên địa bàn được nghỉ học về nhà sớm để tránh lũ lụt.




Theo TTO
Bình luận
vtcnews.vn