
Sau hơn 1 năm nhập vào, Đà Nẵng lại tách Văn phòng Ủy ban khỏi hội đồng
Đà Nẵng tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố thành 2 cơ quan là Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND thành phố và Văn phòng UBND thành phố.
Đà Nẵng tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố thành 2 cơ quan là Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND thành phố và Văn phòng UBND thành phố.
Đúng 17h hôm nay (1/9), Đoàn ĐBQH TP.HCM thông tin chính thức việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch.
ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM xác nhận năm 2018, ông Phạm Phú Quốc từng có đơn xin thôi nhiệm vụ ĐBQH.
Có 2 quốc tịch nhưng ông Phạm Phú Quốc không phản đối quy định ĐBQH chỉ được có 1 quốc tịch trong luật mới sẽ có hiệu lực từ 2021.
Bộ Chính trị yêu cầu không giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp những người sa sút phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền.
Đề cập đến việc đại biểu Quốc hội chưa được xếp vào hàng nào trong hệ thống cán bộ, các đại biểu cho rằng cần bổ sung tiêu chuẩn với đại biểu Quốc hội.
“Bất chấp các biện pháp can thiệp, thịt lợn vẫn tăng giá vù vù. Thế mới có chuyện muốn mua thịt lợn giá rẻ thì lên tivi mà mua”, ĐBQH Cao Đình Thưởng phản ánh.
Đại biểu Quốc hội đề xuất ban hành đạo luật Bảo vệ người làm việc tốt để bảo vệ họ khỏi những trách nhiệm về hành vi phạm tội, tránh phiền hà về thủ tục pháp lý.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết đã gửi văn bản kiến nghị tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.
Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội, chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị.
Tất cả cán bộ dùng xe công đi đám cưới con Trưởng đoàn ĐBQH Sóc Trăng đều tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, không đưa ra mức kỷ luật nào.
Bộ Công thương vẫn im lặng trước thông tin xe biển số xanh ưu tiên vào khu vực hạn chế (chân cầu thang máy bay) ở sân bay Nội Bài đón "người nhà lãnh đạo".
Ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội với 3 nhóm vấn đề nóng dư luận đang quan tâm.
ĐBQH Võ Kim Cự nhấn mạnh: “Nếu Formosa làm sai các yêu cầu đã cam kết và không thay đổi công nghệ, thiết bị để đạt tiêu chuẩn môi trường thì chúng ta sẽ kiên quyết xử lý buộc họ phải dừng hoạt động, bắt buộc phải thu hồi”.
Với 100% số phiếu tán thành, HĐND TP Hà Nội chiều 3/8 đã thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu HĐND với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Trong kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội kỳ này sẽ xem xét việc bãi nhiệm đại biểu HĐND Thành phố đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì đã vi phạm Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí, tại đây, bà Ngân cho biết, sẽ trao đổi thêm về phản ánh ông Võ Kim Cự tránh né tiếp xúc với báo chí.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, không ai biết việc bà Nguyệt Hường đăng ký quốc tịch nước ngoài cho đến khi có kết quả bầu cử.
Theo luật định công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch Việt Nam, nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường lại có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.
Dư luận đề nghị làm rõ có hay không đường dây “chạy” chức cho ông Trịnh Xuân Thanh và cần làm rõ đó là đường dây nào.
Khi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và Chánh án TAND Tối cao làm lễ tuyên thệ, các đại biểu phải đứng lên và không quay phim, chụp ảnh.
Ông Trần Khắc Tâm, đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, tỷ lệ cử tri tín nhiệm ông tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) chỉ có 18,85% là điều bất thường.
Ngày 15/7 tới đây, Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ tổ chức phiên họp để xem xét tư cách của 496 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV vừa qua, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh.
"Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là phải trung thực, ý kiến cá nhân của tôi là nếu không trung thực thì không xứng đáng", ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, nói.
Trở thành tân ĐBQH khóa XIV, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội – người được mệnh danh là “khắc tinh" của tội phạm khẳng định sẽ tiếp tục trấn áp, không cho kẻ côn đồ có “đất” lộng hành ở Thủ đô.
Đại biểu Triệu Thị Huyền, sinh năm 1992, thường trú tại thôn Khe Phưa, xã Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, người dân tộc Dao, là đại biểu Quốc hội trẻ nhất của Quốc hội khóa XIV.
Theo công bố của Hội đồng bầu cử quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trúng cử ĐBQH với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất (99,48% số phiếu hợp lệ).
Trong sáu người trúng cử ĐBQH, ông Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) đạt tỉ lệ phiếu bầu cao nhất là 85,71%.
(VTC News) - Ủy ban bầu cử TP Hà Nội đã công bố danh sách 105 người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016-2021.
Người trúng cử Đại biểu HĐND TP với tỷ lệ cao nhất là Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung với tỷ lệ 95,18%.