Tiết lộ bất ngờ về 'Trái đất thứ 2': Nơi trú ngụ của người ngoài hành tinh?

Khoa học - Công nghệThứ Sáu, 29/06/2018 11:06:00 +07:00

Hai hành tinh bí ẩn này được cho là tương đối giống với Trái đất về kích thước và khí hậu, là một nơi có thể trú ngụ và diễn ra sự sống.

Các nhà thiên văn học vừa mới tiết lộ về hai hành tinh, cách Trái đất 500 và 1.200 năm ánh sáng tương đối giống với hành tinh của chúng ta.

Hành tinh thứ nhất có tên Kepler-186f, cách Trái đất 500 năm ánh sáng, là hành tinh đầu tiên được xác định có kích thước giống với Trái đất ở bên ngoài hệ mặt trời. Hành tinh này có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao trong vùng sinh sống được (habitable zone).

Một nghiên cứu khác của Viện Công nghệ Georgia cung cấp những manh mối mới cho thấy cùng với Kepler-186f là Kepler-62f, một siêu hành tinh có kích thước ngang bằng Trái đất quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 1.200 năm ánh sáng cũng rất giống với Trái Đất.

article-2607079-1D28446A00000578-219_634x724

Hình ảnh trong kỳ vọng của các nhà khoa học về hành tinh Kepler-186f. Cây cối có màu vàng do cách thức phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao, trong khi nước và mây có màu cam. 

Nghiên cứu của nhóm công nghệ Georgia sử dụng các mô phỏng để phân tích và xác định động lực trục quay của hành tinh này. Những động lực đó có thể xác định được các hành tinh nghiêng trên trục của nó và góc nghiêng đó phát triển theo thời gian như thế nào.

Độ nghiêng trục góp phần tác động đến mùa và khí hậu trên hành tinh đó bởi nó ảnh hưởng đến cách mặt trời chiếu ánh sáng lên bề mặt hành tinh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, độ nghiêng dọc của Kepler-186f rất ổn định, giống như Trái đất, giúp nó có khí hậu 4 mùa ổn định.

4DBC51C500000578-5898079-Kepler_186f_is_less_than_10_percent_larger_in_radius_than_Earth_-a-47_1530213289477

Kepler-186f có bán kính nhỏ hơn 10% so với Trái đất, nhưng khối lượng, thành phần và mật độ của nó vẫn là một bí ẩn. 

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu công nghệ Georgia cho rằng điều này cũng đúng với Kepler-62f.

Việc đo lường sự biến đổi lớn trong độ nghiêng dọc trục là chìa khóa lý giải nguyên nhân khiến sao Hỏa vốn là hành tinh chứa đựng rất nhiều nước từ hàng tỷ năm trước chuyển sang sang sa mạc cằn cỗi ngày nay.

“Sao Hỏa nằm trong vùng sinh thái trong hệ mặt trời của chúng ta, nhưng độ nghiêng dọc trục của nó rất không ổn định - thay đổi từ 0 - 60 độ. Sự bất ổn đó góp phần khiến cho bầu khí quyển sao Hỏa bị phân rã và làm nước bốc hơi lên khỏi bề mặt”, trợ lý Giáo sư Viện Công nghệ Georgia Gongjie Li, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Theo các nhà khoa học, khí hậu ổn định là yếu tố chính giúp một hành tinh có thể duy trì được sự sống giống như trên Trái đất, và 2 hành tinh Kepler-186f và Kepler-62f chính là ví dụ điển hình.

Video: Khám phá kẻ hủy diệt hành tinh bí ẩn ngoài không gian

Mai Tâm
Bình luận
vtcnews.vn