Tiết học Lịch sử đặc biệt của học sinh Thủ đô

Giáo dụcThứ Tư, 02/11/2016 19:38:00 +07:00

Học sinh trường THCS Phù Lưu Tế,  Mỹ Đức (Hà Nội) đã có cơ hội trải nghiệm với phương pháp học tập mới với các thiết bị tương tác trong tiết học Lịch sử, tiếng Anh.

Trường THCS Phù Lưu Tế nằm ở khu vực khó khăn nhất của huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội nơi người dân chủ yếu sống bằng nghề nông.

Ngôi trường của 300 em học sinh và hơn 40 giáo viên có cơ sở vật chất trong tình trạng xuống cấp và còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên những năm gần đây, phong trào thi đua học tập của nhà trường đã có những tiến bộ vượt bậc. Học sinh của trường luôn đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, thành phố và có tỷ lệ đỗ vào cấp 3 rất cao.

Sau khi được trao tặng phòng học tương tác Classbook gồm 18 chiếc máy tính bảng cài đặt sẵn bộ sách giáo khoa điện tử, học sinh trường THCS Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã được trải nghiệm với phương pháp học tập mới.

Anh

Ban đầu, dù rất bỡ ngỡ nhưng các em đã được hướng dẫn sử dụng thiết bị công nghệ này nên làm quen rất nhanh.

Trong buổi trao tặng, lãnh đạo nhà trường và đông đảo khách mời đã tham dự tiết học Lịch sử và tiếng Anh cùng các em học sinh lớp 9A1.

Với công cụ học tập mới mẻ này, các em tiếp thu kiến thức thông qua hệ thống tài liệu tham khảo sống động, minh họa bằng nhiều định dạng như video, âm thanh, đồ họa, bản đồ. Những tính năng hữu ích này đã giúp cho việc tiếp thu kiến thức hiệu quả và khả năng tự học cao hơn.

Các thầy cô giáo và em học sinh trường THCS Phù Lưu Tế đều tỏ ra hứng thú với phương pháp dạy và học này. Các em dễ dàng thảo luận, làm việc nhóm và làm bài tập ngay trên thiết bị của mình sử dụng.

Video: Đưa đầy đủ thông tin Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa.

Cô Thanh (giáo viên dạy môn Lịch sử) cho biết” “Qua tiết dạy, tôi thấy các em học sinh đều thích thú trong việc xây dựng bài, hăng say phát biểu và tập trung học hơn".

“Đặc biệt, thiết bị của các em học sinh được kết nối với máy tính của giáo viên, qua đó giáo viên có thể kiểm soát lớp học, đưa thêm vào tiết học những phương pháp và nội dung giảng dạy mới hiệu quả và sinh động”, cô Thanh nói.

Thông qua những tương tác trực tiếp trên hệ thống máy tính bảng cùng với sự hỗ trợ của thiết bị trình chiếu, các giáo viên trường THCS Phù Lưu Tế có thể nắm bắt quá trình học tập trong lớp của từng em, cũng như chia sẻ tài liệu, bài tập, bài kiểm tra của học sinh theo cả hai chiều.

Hơn nữa, các thầy cô cũng dễ dàng hơn khi nêu lên câu hỏi trong từng phần của bài học, qua đó kiểm chứng được mức độ tiếp thu của học sinh và chất lượng bài giảng. 

Anh-bo-sung-2

Phòng học tương tác môn Lịch sử  với ứng dụng Sách giáo khoa điện tử Classbook

Ông Phạm Thúc Trương Lương (Giám đốc công ty Sách điện tử Giáo dục) chia sẻ hy vọng phòng học tương tác Classbook sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách số trong học tập giữa học sinh Phù Lưu Tế và học sinh trường khác.

Quang Minh
Bình luận
vtcnews.vn