Tiền tối thiểu, chất lượng tối đa, có làm ta lúng túng?

Tổng hợpThứ Tư, 24/10/2012 09:26:00 +07:00

Mạnh Cường tiếp chuyện tôi. “Cái khó khi tổ chức chương trình này là cái chi chi?” Tôi hỏi. Mạnh Cường cười khi khi “Tiền là tối thiểu. Chất lượng là tối đa!”.

Chịu trách nhiệm chính tổ chức “Chân dung Âm nhạc” có ba cái xương sống: Vũ Liêm viết kịch bản và làm các “clip minh họa đồng hành” trên màn hình nền. Nguyễn Mạnh Cường tổ chức sản xuất, và Tuấn Anh chỉ huy chung. Mạnh Cường tiếp chuyện tôi. “Cái khó khi tổ chức chương trình này là cái chi?” Tôi hỏi. Mạnh Cường cười: “Tiền là tối thiểu. Chất lượng là tối đa!”…

Lần đầu tôi xem trực tiếp chương trình “Chân dung Âm nhạc” tạisân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Thường nơi đây chỉ dành cho các đêm diễn có phần sang trọng. Và khán giả tới đây cũng trong tâm thế lịch lãm sang trọng. Gần 20 giờ. Những người tổ chức chương trình tay cầm máy liên lạc bộ đàm tất tưởi chạy đi chạy lại phôn cho nhau có lẽ là để kết nối các công đoạn. Có ba camera đặt phía khán giả ở cuối và hai cánh. Một camera lưu động chạy lăng xăng phía sân khấu. Một bó dây đường truyền tín hiệu rải ra phía cửa bên. Có lẽ ngoài ấy có chiếc xe ghi hình lưu động. 20 giờ.

 
Chiếc màn nhung sân khấu màu huyết dụ từ từ mở ra hai bên. Tôi nhận ra bảng chữ chương trình Chân dung Âm nhạc “Tiếng hát trên đường quê hương” của Nhạc sĩ Huy Thục. Một chương trình làm xúc động lòng người xem, từ thiết kế bối cảnh đến phong cách biểu diễn của các ca sĩ, từ giao lưu giữa người dẫn chương trình với người xem và tác giả, đến những giai điệu âm nhạc cùng ca từ bấy nay ta từng nghe từng say đắm mà đêm nay lại có sự tương tác trong một không gian văn hóa hàn lâm.

Nhạc sĩ Huy Thục, người nhạc sĩ quân đội tài hoa với các tác phẩm của mình đã song hành cùng bao năm tháng hào hùng của dân tộc trong thế kỷ trước như “Chào Đường 9 anh hùng”, “Bác đang cùng chúngcháu hành quân”. Ông cũng là người dệt nên những bản tình ca với một giọng điệu đặc biệt khi kết hợp tài tình chất liệu âm nhạc dân gian với những hình tượng giản đơn, quen thuộc nhưng sâu sắc như “Đợi”, “Tiếng đàn Ta lư”…Và thật bất ngờ bài ca “Cô gái Pa-cô” lại là một cô gái Pa-cô rất trẻ đang theo học ở Trung tâm đào tạo nhân ái của Nghệ sĩ Tường Vi hát.

 
Chương trình “Chân dung Âm nhạc” do Trung tâm sản xuất các Chương trình truyền hình HD Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức hai tháng một lần, được ghi hình như một sự kiện âm nhạc nhằm tôn vinh những tác giả và ca sĩ có nhiều cống hiến và dấu ấn riêng được khẳng định trong đời sống âm nhạc và xã hội được nhiều người biết tới. Những lần trước tôi xem là xem chương trình khi phát sóng truyền hình trên Kênh VTC HD1. Nội dung hay, lại được ghi hình bằng thiết bị công nghệ cao HD, hình ảnh lung linh sắc màu nét tới từng chi tiết kết hợp hệ âm thanh ba chiều càng làm tăng giá trị nghệ thuật âm nhạc.

“Chân dung Âm nhạc” với Nhạc sĩ Huy Du mang tựa đề “Cuộc viễn du theodòng lịch sử”. Với Nhạc sĩ Thanh Tùng là “Câu chuyện nhỏ của tôi”. Và với Nhạc sĩ Nguyễn Cường, là “Tiếng đại ngàn”.

Nếu như với Nhạc sĩ Văn Cao là “Đàn chim Việt”, thì với Nhạc sĩ Thuận Yến lại là “Tình yêu không lời”, và Đoàn Chuẩn cùng Trịnh Công Sơn là “Lá đổmuôn chiều”“Ở trọ trần gian”…Ca sĩ Ánh Tuyết cũng có “Chân dung Âmnhạc” với “Ánh Tuyết hát”…

 
Chịu trách nhiệm chính tổ chức “Chân dung Âm nhạc” có ba cái xương sống: Vũ Liêm viết kịch bản và làm các “clip minh họa đồng hành” trên màn hình nền. Nguyễn Mạnh Cường tổ chức sản xuất, và Tuấn Anh chỉ huy chung.

Mạnh Cường tiếp chuyện tôi. “Cái khó khi tổ chức chương trình này là cái chi chi?” Tôi hỏi. Mạnh Cường cười khi khi “Tiền là tối thiểu. Chất lượng là tối đa!” Tôi hiểu. Giá cả leo thang chi phí sản xuất chương trình cũng leo theo. Nhưng không phải quan hệ với nhau đã hết nghĩa tình. Nhưng nghĩa tình mãi cũng… oải. Quá trình làm chương trình này nhóm của Mạnh Cường đã trải qua có thể chia làm ba phân khúc. Khởi đầu là hợp tác với Nhạc sĩ Nguyễn Tiến cùng Đoàn Ca múa Quân đội. Sau đó là hợp tác với Nghệ sĩ Trần Bình cùng Đoàn Ca múa Nhạc nhẹ Trung ương. Để rồi sau đó tự tổ chức lấy.

Nghiệp vụ của các nhà báo truyền hình là tổ chức sản xuất chương trình. Hợp tác với các đoàn ca – múa – nhạc chuyên nghiệp là để họ lo tổ chức biểu diễn từ ca sĩ đến dàn nhạc và vũ đoàn mà nhà báo thì không quen làm việc này. Tuy nhiên hợp tác với ca –múa – nhạc quân đội vẫn cứ bị đặc trưng phong cách “quân sự”. Với ca –múa – nhạc nhẹ Trung ương có “dân sự” hơn, hợp thị hiếu giới trẻ hơn. Nhưng mục tiêu “Tiền là tối thiểu. Chất lượng là tối đa” đã nhiều phen… làm ta lúng túng.

Đã một thời ta xem truyền hình “bao cấp” với “sân khấu sạch”. Bây giờ là thời truyền hình trả tiền. Trên sân khấu ca – múa – nhạc ta thấy treo nhiều lô-gô của các đơn vị tài trợ, nhà tài trợ chính có lô-gô to nhất, lấn lướt cả phông nền chính của chương trình.

 
Chấp nhận thế đi mới có chương trình để xem. Xu hướng thế giới chứ chả riêng mình. Giống như đang xem phim hay đến cảnh hấp dẫn nhất thì phim dừng chèn vào quảng cáo. Một hai cái còn chịu được nhiều phim hay nhà đài chèn vào tới 7-8 phút thì bực mình. Bực mình thì bực cũng phải chấp nhận thôi nếu không thế lấy tiền đâu mua “bản quyền phim” phát sóng cho ta xem trên những kênh truyền hình quảng bá. Vỡ nhẽ nhưng vẫn thở dài.

Ở phân khúc “tự làm” những người tổ chức chương trình vất vả hơn nhiều. Ngoài nghiệp vụ tổ chức sản xuất chương trình truyền hình còn phải tổ chức biểu diễn. Phải mời ca sĩ, tổ chức dàn nhạc, phối âm phối khí, thiết kế sân khấu dựng bối cảnh, tổ chức thiết bị âm thanh và đèn cho hệ thống ánh sáng…Phân khúc này lại phải đòi hỏi tới nhiều “chiến hữu”. Đã là chiến hữu là phải “bia bọt” khơi nguồn cảm hứng. “Tửu lượng của Cường từ khi tự làm hẳn đã khá lên?” Tôi hỏi. Cường lại cười hi hi “Cũng chạm ngưỡng vài vại!” Tôi hình dung ra cái khung cảnh “cụng – keng - dzô” và hứa “xong béng!”

“Vất vả nhưng vui!” Mạnh Cường khoe thế. Lại thêm bạn nghĩa tình. Chương trình của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cháy vé. Chương trình của Nhạc sĩ Thanh Tùng và Dương Thụ hết vé. Có nghĩa là “Chân dung Âm nhạc” được số đông yêu thích. Lãnh đạo Nhà hát Lớn Hà Nội cũng có cảm nhận tính hàn lâm nhưng phổ cập của những “Chân dung Âm nhạc” VTC mà cảm thông “bớt” quy định khắt khe khi ký hợp đồng biểu diễn.

Bây giờ “Chân dung Âm nhạc” Trung tâm VTC HD giao cho Phòng Văn nghệ tổ chức thực hiện. Số người tổ chức sản xuất tăng lên. Và cái đêm “Chândung Âm nhạc” Huy Thục tôi thấy cả lãnh đạo phòng Văn nghệ lẫn biên tập viên người nào người nấy tay lăm lăm chiếc phôn bộ đàm luồn lách trong hàng ghế khán giả kết nối thông tin hoạt động từng khâu từ dẫn chương trình đến các thiết bị ghi hình để cánh màn màu huyết dụ của nhà hát khai mở đúng giờ.

Khánh Linh




     


Bình luận
vtcnews.vn