Thực phẩm gây ngộ độc hàng đầu

Sức khỏeThứ Ba, 13/01/2015 02:50:00 +07:00

Thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc độc tố là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm.

Khoai tây: Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao.

Khoai tây: Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao.

Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sỹ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.

Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sỹ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.

Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.

Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.

Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.

Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.

Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa kỹ cà chua trước khi chế biến.

Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa kỹ cà chua trước khi chế biến.

Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ 'gieo mầm' cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.

Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ 'gieo mầm' cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.

Dâu tây: Dâu tây rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

Dâu tây: Dâu tây rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

Thịt gia cầm: Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thịt gà chưa được nấu chín hay thịt gà không được rửa sạch trước khi nấu là nguyên nhân gây nhiễm những vi khuẩn như campylobacter - vi khuẩn gây tiêu chảy.

Thịt gia cầm: Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thịt gà chưa được nấu chín hay thịt gà không được rửa sạch trước khi nấu là nguyên nhân gây nhiễm những vi khuẩn như campylobacter - vi khuẩn gây tiêu chảy.

Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.

Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.

Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

Thịt lợn: Nếu thịt lợn mà chưa được nấu chín rất có thể dẫn đến một loại bệnh gọi là bệnh giun xoắn do một loại ký sinh trùng có trong thịt lợn gây ra. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa và gây ra những triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác nhau.

Thịt lợn: Nếu thịt lợn mà chưa được nấu chín rất có thể dẫn đến một loại bệnh gọi là bệnh giun xoắn do một loại ký sinh trùng có trong thịt lợn gây ra. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa và gây ra những triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác nhau.

Trứng: Mỹ đã từng thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen 'nuốt sống' trứng.

Trứng: Mỹ đã từng thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen 'nuốt sống' trứng.

Gừng héo: Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh.

Gừng héo: Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh.

Trái cây chưa được rửa sạch trước khi ăn: Vi khuẩn và thuốc trừ sâu có trong trái cây và rau quả chính là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế cần chế biến và rửa sạch rau quả trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe an toàn, tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Trái cây chưa được rửa sạch trước khi ăn: Vi khuẩn và thuốc trừ sâu có trong trái cây và rau quả chính là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế cần chế biến và rửa sạch rau quả trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe an toàn, tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bình luận
vtcnews.vn