Thực hư chuyện Iran sở hữu 4 tổ hợp tên lửa S-300

Thời sự quốc tếThứ Năm, 05/08/2010 01:30:00 +07:00

(VTC News) – Hãng thông tấn Fars của Iran ngày 4/8 đưa tin, Tehran hiện đang sở hữu 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất nhưng không phải Nga cấp.

(VTC News) – Hãng thông tấn Fars của Iran ngày 4/8 đưa tin, Tehran hiện đang sở hữu 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất nhưng không phải do Nga cung cấp.


Theo các thông tin đăng trên website Farsnews.net của Iran vào lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 4/8 , Iran đã nhận được hai tổ hợp S-300 từ Belarus và hai tổ hợp còn lại được chuyển đến từ nước  một nước thứ ba chưa rõ danh tính.

 

Mặc dù ngay sau đó Ban biên tập của hãng thông tấn này đã cho gỡ thông tin trên xuống nhưng không còn kịp, thông tin này đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa lại và cho phát tán rộng rãi, trong đó có Hãng thông tấn AP của Mỹ và Itar-Tass của Nga, thậm chí là trên trang công cụ tìm kiếm Google cũng có thể tìm thấy thông tin mà Hãng thông tấn Fars đã gỡ xuống.

 

Tên lửa giành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300. 

Phản ứng trước thông tin trên, Ủy ban công nghiệp quốc phòng của Belarus đã kiên quyết bác bỏ về việc nước này bán tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran, đồng thời khẳng định, Belarus chưa từng đàm phán với Iran, cũng không hề có bất cứ thỏa thuận cung cấp S-300 cũng như các phụ kiện của nó cho Iran.

 

Đồng tình với quan điểm này, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga “Rosoboronexport” ra tuyên bố, Nga không hề cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không này cho Iran và vẫn luôn tuân thủ nghiêm các quy định hạn chế của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với quốc gia Hồi giáo này.

 

Tổ hợp tên lửa "S-300" của Iran. 

Việc Nga tuyên bố từ chối cung cấp tổ hợp tên lửa phòng thủ mà Nga và Iran đã thỏa thuận cung cấp trước đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Nga, ước tính con số này có thể lên tới hàng tỷ USD.

 

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung (tầm bắn xa gần 100 km) có khả năng đồng thời theo dõi gần 100 mục tiêu khác nhau và có thể tiêu diệt khoảng 12 mục tiêu nguy hại nhất trong số đó.

 

Biến thể S-300V. 

Tổ hợp tên lửa này đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang Nga từ năm 1979 để làm nhệm vụ bảo vệ cho các mục tiêu quan trọng mang tính chiến lược như: khu công nghiệp lớn, trung tâm hành chính, căn cứ quân sự, sở chỉ huy,…trước nguy cơ tấn công từ các phương tiện tấn công đường không vũ trụ của đối phương.

 

S-300 có khả năng chống nhiễu cao, có thể đồng thời bắn vào 24 mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu sẽ có 2 tên lửa phóng từ một bệ phóng bám sát hoặc 4 tên lửa từ hai bệ phóng khác nhau. Tất cả các tiến trình này đều được thực hiện một cách tự động.

 

Biến thể S-300 PMU. 

Với khả năng và sức mạnh vượt trội, S-300 có thể tiêu diệt mọi mục tiêu bay hiện đại nhất như: máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo,… trong phạm 150 km.

 

Hiện nay, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga có khoảng 3 biến thể (S-300V, S-300 PMU và S-300 PMU-1). Các biến thể này chỉ khác nhau ở đặc tính kỹ-chiến thuật và hình dáng bề ngoài.

Chúng thường được triển khai trên xe chuyên dụng bánh xích hoặc bánh hơi (“Ural” hoặc “MZKT”) tùy thuộc vào từng biến thể. Tổng thời gian chuẩn bị tác chiến vào khoảng 5 phút. Phiên bản mới nhất của S-300 là S-400. Hiện Nga cũng đang tiến hành nghiên cứu, thiết kế S-500, song nó lại không phải là sự phát triển kế tiếp của S-400 hay S-300.

 

Biến thể S-300PMU1. 

Theo nhận định và phân tích của giới chuyên gia Nga, việc Iran công bố đang sở hữu 4 tổ hợp tên lửa sức mạnh S-300 của Nga chỉ là “đòn gió” nhằm vào Mỹ và phương Tây trước nguy cơ chiến tranh ngày càng gia tăng.

 

Gầy đây, Mỹ cũng đã từng công nhận có tồn tại kế hoạch tấn công quân sự đối với Iran nếu quốc gia này không chịu từ bỏ chương trình hạt nhân cũng như ý định sở hữu vũ khí hạt nhân của mình.

 

Khi S-300 khai hỏa. 

Tuy nhiên, trong khi “vũng lầy” Iraq và Afghanistan vẫn chưa được giải quyết triệt để thì khả năng tấn công quân sự đối với Iran không thể diễn ra trong tương lai quá gần. Dường như, đó cũng chỉ là “đòn ngoại giao” mang tính đe dọa Iran.

 

Nhìn chung, tình hình xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết một cách triệt để thông qua con đường ngoại giao và đàm phán chứ không thể dùng sức mạnh quân sự.

 

Sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-300. 


Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn