Thực hư chất lượng cá Tầm nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đọcThứ Sáu, 14/06/2013 02:41:00 +07:00

(VTC News) - Cá Tầm là một món ăn đặc sản, dư luận quan tâm vấn đề an toàn thực phẩm của loại cá này, cần có một chế tài quản lý chặt chẽ để người dân an tâm.

(VTC News) - Cá Tầm là một món ăn đặc sản, dư luận quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm của loại cá này, cần có một chế tài quản lý chặt chẽ để người dân an tâm.

Vừa qua Báo điện tử VTC News nhận được đơn thư của hộ kinh doanh thủy hải sản Hoàng Anh Tuấn (số 2, tổ 22, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội) trình bày việc được Chi cục quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy hải sản Hà Nội kiểm tra đột xuất phục vụ cho quá trình điều tra, xác minh thông tin thủy sản nhập lậu tại Hà Nội.

Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã thực hiện lấy 01 mẫu cá Tầm của hộ kinh doanh thủy hải sản Hoàng Anh Tuấn theo biên bản lấy mẫu số 35/BBLM ngày 15/5/2013 để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản là: CAP, Nitrofurans, Machilate Green/ Leuco Machilate Green.

Kết quả kiểm tra của Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội.

Căn cứ phiếu kết quả thử nghiệm hóa học số 0453HH/2013 ngày 17/5/2013 của Trung tâm chất lượng Nông Lâm thủy sản vùng 1, kết quả không phát hiện các chỉ tiêu nêu trên trong mẫu cá Tầm của hộ kinh doanh Thủy hải sản Hoàng Anh Tuấn.

Trong đơn thư, đại diện hộ kinh doanh cũng chia sẻ, gần đây nhiều bài báo viết về loại hàng thủy sản được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Thực trạng đó đã xảy ra từ rất lâu nhưng chưa tìm được giải pháp quản lý phù hợp.

Ví dụ, loại cá Tầm được nhiều người dân quan tâm vì loại cá này thuộc dòng cá quý hiếm của thế giới. Các đánh giá về cá Tầm có chất kháng sinh cao quá mức quy định, hàng cá thải, giá cá rẻ bằng 1/3 cá trong nước, cá nuôi tăng trọng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là chưa đủ cơ sở.

Cá Tầm là loài cá sạch, không có xương, trên mình cá hoàn toàn cấu tạo thịt, sụn. Cách đây 7 năm cá Tầm được sếp vào sách đỏ, có nguy cơ diệt chủng và nước Nga đã thực hiện thành công nhân giống, duy trì giống cá này và được quốc tế công nhận. Sau đó, Trung Quốc đã cấy gen, bảo về nguồn gen giống cá này.
Cá Tầm tại hộ kinh doanh Hoàng Anh Tuấn.

Cá Tầm là loại cá rất đặt biệt, điều kiện nuôi rất khắt khe, chúng được nuôi cần những bước cơ bản sau: Chọn loại giống thuần chủng không dịch bệnh; Là dòng nước sạch chảy từ đầu nguồn sông và suối; Nhiệt độ trong nước không quá nóng giao động từ 18 đến 22 độ C đó là nhiệt độ lý tưởng cho giống cá này phát triển; Môi trường nuôi sạch, vệ sinh cho loài cá này phát triển bình thường; Thức ăn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Châu Âu; Có hệ thống nồng nuôi khép kín, sục oxi đảm bảo cho cá khỏe mạnh.

Loại cá Tầm là loại cá đặc chủng nên khi không thực hiện theo đúng yêu cầu trên cá sẽ không lớn, chậm phát triển, gây ra dịch bệnh và chết. Điều kiện thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chết cá.

Ở Việt Nam có nhiều khu vực nước suối, nước đầu nguồn như Sa Pa, Đà Lạt và các hồ thủy điện nuôi được loại cá này. Nhưng do Việt Nam kỹ thuật chưa tốt, đầu tư thiếu đồng bộ, con giống hay thức ăn cho cá Tầm cũng phải nhập từ Trung Quốc, Nga.
 

Ở Việt Nam chưa cấy được giống, không sản xuất được thức ăn, nên giá đầu ra cao. Trong khi đó bên nước bạn họ đầu tư đồng bộ, chuyên nghiệp, kỹ thuật cao, con giống họ tự cấy, thức ăn họ tự sản xuất nên giá thành sản phẩm đầu ra họ thấp hơn nước ta rất nhiều.

Người tiêu dùng Trung Quốc dùng sản phẩm này rất lớn và xem như một loại sản phẩm đặc sản và an toàn, sản phẩm họ thường sử dụng giao động từ 600 gam đến 1.000 gam/1 con cá Tầm. Với thời gian nuôi là 7 đến 8 tháng, với giá thành bán buôn khoảng 35 tệ/1kg, tương đương 120.000 đồng Việt Nam.

Người tiêu dùng Việt Nam biết đến loại sản phẩm này như một món đặc sản dành cho những người có điều kiện. Sản phẩm đủ điều kiện xuất bán cho người Việt Nam tiêu thụ từ 1.8kg đến 4kg/1 con cá Tầm, với thời gian nuôi từ 12 đến 14 tháng.

Với giá thành tại Trung Quốc ra đến cửa biên giới giá 32 tệ, tương đương 110.000 đồng Việt Nam. Nếu chuyển về đến Việt Nam cũng phải đến 125.000/1kg, mà có khi về đến Việt Nam có lúc bán ra có 115.000/ 1kg lý do cạnh tranh thị trường, cá khó bảo quản nên phải bán rẻ mong hết hàng đảm bảo an toàn đỡ lỗ hơn vì giá cá chết bán được có 1/3 giá bán cá sống.

Người tiêu dùng Châu Âu sử dụng sản phẩm này như một sản phẩm quý hiếm, không thể thiếu trong những bữa đại tiệc của giới thượng lưu. Sản phẩm sử dụng của họ là loại trứng cá muối, đó là loại trứng cá đen được nuôi và lấy trứng từ con cá Tầm cái, loại này nuôi trong thời gian từ 40 – 45 tháng mới có thể thu hoạc được. Thịt cá được làm file, trứng xuất khẩu với giá thành rất cao, khoảng 2.500 USD/ 1kg trứng.

Được biết, chính phủ Trung Quốc cũng không cho xuất khẩu sản phẩm cá Tầm này vì liên quan đến việc ký kết Hiệp ước Quốc tề về việc bảo vệ nguồn gen gọi tắt là Ctes. Việt Nam cũng nên có những chế tài cho việc này, cần cho một số doanh nghiệp thủy sản có đủ điều kiện nhập khẩu sản phẩm này vừa đáp ứng đủ cung, cầu mà vẫn thu được nguồn thuế đáng kể cho Nhà nước.

Được biết, nhiều lần Cục Thủy sản đã lấy mẫu loại cá này đi xét nghiệm và cho ra kết quả lượng kháng sinh rất thấp. Vì điều đó chưa thể đánh giá là cá nhập lậu không an toàn, quan trọng là tìm ra nguyên nhân của vấn đề là do đâu.

Chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo cho người dân Việt Nam được hưởng những sản phẩm tốt giá thành rẻ, đánh giá đúng thực trạng của vấn đề, mà vẫn kích cầu cho người chăn nuôi an toàn vẫn có lãi.

Minh Long
Bình luận
vtcnews.vn