Thức ăn chứa nồng độ acid uric cao nguy hại tới trẻ em như thế nào?

Sức khỏeThứ Năm, 23/03/2017 17:22:00 +07:00

Một nghiên cứu mới cho thấy, nồng độ acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp ở trẻ nhỏ khi trưởng thành.

Acid uric là một chất hóa học sản sinh khi cơ thể con người phá vỡ thức ăn có chứa các hợp chất hữu cơ được gọi là purine. Thực phẩm có mức purine cao bao gồm gan, cá cơm, cá thu, đậu khô, bia và rượu vang.

Theo các chuyên gia, mức độ cao của acid uric có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính và bệnh gút ở người lớn. Khi các bà mẹ mang thai, nếu tử cung tiếp xúc với nồng độ acid uric cao sẽ tác động tới huyết áp của em bé.

benh-cao-huyet-ap-o-tre-em-suckhoenhivn-31123-1603

Một nghiên cứu mới cho thấy, nồng độ acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp ở trẻ nhỏ khi trưởng thành. (Ảnh Internet)

Các nhà nghiên cứu đo nồng độ acid uric trong 449 trẻ sơ sinh tại Seoul, Hàn Quốc và theo dõi cho tới khi trẻ được 3 tuổi. Kết quả cho thấy, nồng độ acid uric trong huyết thanh cao ảnh hưởng tới huyết áp, sức khỏe và lối sống khi bé trưởng thành.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc tiếp xúc với nồng độ acid uric cao có thể thay đổi áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể .

Theo tiến sĩ Hyesook Park, tại trường Đại học Phụ nữ Ewha ở Seoul, cho biết: “Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ chăm sóc trong giai đoạn đầu đời có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ nhỏ khi trưởng thành”.

Video: Bệnh cao huyết áp có thể xảy ra ở trẻ em

Thanh Hường (Nguồn: UPI)
Bình luận
vtcnews.vn