Thủ tướng Hàn từ chức: Nhìn vào các quan chức 'ghế nóng' VN

Thời sựThứ Hai, 28/04/2014 05:24:00 +07:00

(VTC News)- Chuyện nguyên thủ quốc gia xin từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ khá phổ biến nhưng ở Việt Nam điều đó lại rất ít xuất hiện.

(VTC News)- Chuyện nguyên thủ quốc gia xin từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ khá phổ biến nhưng ở Việt Nam điều đó lại rất ít xuất hiện.

Từ chức là bình thường

Ngày 27/4, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won xin từ chức sau khi không hoàn thành trách nhiệm trong thảm họa chìm phà khiến gần 200 người chết và hàng trăm người mất tích.

Dư luận trong nước và quốc tế cảm thấy vô cùng đau xót trước thảm họa được coi là lớn nhất trong ngành giao thông đường thủy tại đất nước này.
Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức, chịu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol.
 Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức, chịu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol. 
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Chung và cho biết ưu tiên hàng đầu đối với ông Chung hiện nay vẫn là xử lý hậu quả của thảm họa SEWOL. Ông sẽ tiếp tục công tác cho đến khi vụ việc được giải quyết ổn thỏa.

Ở nước ngoài, việc quan chức chính phủ từ chức để nhận trách nhiệm đã không còn mới và cũng là điều bình thường.

Trước đó, Bộ trưởng Giao thông Ai Cập và người đứng đầu ngành đường sắt đã từ chức sau vụ tai nạn thảm khốc giữa xe buýt và tàu hỏa ngày 17/11/2012 khiến 51 em nhỏ thiệt mạng.

Ngày 27/11/2013, Thủ tướng Latvia, ông Valdis Dombrovskis cũng đã tuyên bố từ chức để nhận trách nhiệm sau vụ sập trần siêu thị Maxima ở thủ đô Riga khiến 54 người thiệt mạng.

Ngày 27/2/2014, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ đã từ chức sau vụ tai nạn tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Mumbai khiến 2 thủy thủ mất tích và 7 người bị thương.

Ngày 21/6/2012, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson từ chức sau khi có liên quan tới một vụ tai nạn giao thông...

Trả lời phỏng vấn VTC News, ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, khi xảy ra một sự kiện nào đó phương hại đến nhân dân, phương hại đến uy tín của những người đứng đầu Chính phủ thì người ta thường xin từ chức. Điều đó thể hiện văn hóa từ chức.

Thậm chí, ông Tiến còn cho rằng việc từ chức cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan của một số chính khách.
đại biểu lê như tiến
Đại biểu Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng cho rằng quan chức Việt Nam rất cần học văn hóa từ chức (Ảnh: TT) 
“Bởi họ thấy rằng không từ chức thì lòng tự trọng của họ không cho phép, lương tâm họ cắn rứt do trong công tác quản lý, điều hành gặp phải những sai sót. Khi xảy ra sai sót thì tín nhiệm của họ trong nhân dân, công chúng cũng giảm sút. Ngoài ra cũng có thể có sức ép nhất định từ công chúng, từ Chính phủ hoặc từ sự công kích từ các đảng đối lập”, vị đại biểu Quốc hội đưa ra một số lý giải.

Việc từ chức ở nước ngoài đã được nâng lên thành văn hóa vì những quan chức này có lòng tự trọng và họ tự biết có những sai sót nhất định.

“Tín nhiệm không còn như trước thì họ chủ động xin từ chức và không để các cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm. Khi họ bị bãi nhiệm, danh dự cũng không còn. Vì vậy, từ chức cũng chính là cách hành xử có văn hóa của lãnh đạo, chính khách một số nước”, ông Lê Như Tiến chia sẻ.

Nhìn vào ứng xử quan chức 'ghế nóng' VN

Trong thời gian qua, rất nhiều các sự việc xảy ra tại các bộ ngành ở Việt Nam cũng khiến dư luận hết bức xúc. Sự việc hơn 100 trẻ bị chết vì dịch sởi trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc bùng phát dịch sởi
Trước đó 2 tháng,  Bệnh viện Nhi T.Ư căng người để điều trị bệnh nhân sởi, họ kê thêm giường, lấy phòng của bác sĩ cho bệnh nhân nằm, xin máy thở ở nơi khác, tăng cường điều dưỡng chăm sóc. Ngày 3 - 4/4, Bệnh viện Nhi T.Ư đã cầu cứu Bộ Y tế vào cuộc giải quyết cho sự quá tải này.

Nhưng Bộ Y tế cũng chỉ có một văn bản chỉ đạo hết sức chung chung khiến tình thế không có chuyển biến nào đáng kể. Trong khi đó, PGS-TS Phạm Nhật An đã phải kêu cứu báo chí một lần nữa khi mời các phóng viên tận mắt vào chứng kiến sự quá tải của khoa Truyền nhiễm và đưa lên công luận.

Chỉ đến khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nắm bắt được những lo lắng của dư luận về dịch sởi trên mạng xã hội và báo chí, ông đã có quyết định đột xuất trực tiếp đi thăm các bệnh nhi và thị sát việc điều trị của BV Nhi T.Ư.

Và một ngày sau, Bộ trưởng Bộ Y tế mới trực tiếp tới điểm nóng của dịch sởi để tận mắt nhìn thấy các cháu đang điều trị ra sao. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra 4 nguyên nhân, trong đó "có 3 phần là tại dân, một phần tại trời".

Câu trả lời của người đứng đầu Bộ Y tế càng khiến dư luận bức xúc.

Nhiều ý kiến của người dân thậm chí còn thẳng thắn đề xuất Bộ trưởng Y tế nên từ chức để giao trách nhiệm cho người khác có khả năng làm tốt hơn.

>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn