Thống đốc Lê Minh Hưng: Không có cơ sở nói 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ là chuyển từ Việt Nam

Thời sựThứ Sáu, 17/11/2017 08:05:00 +07:00

Trả lời về con số 3 tỷ USD người Việt chi để mua nhà ở Mỹ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng không có cơ sở để nói đó là tiền chuyển từ Việt Nam.

10h10: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với Thống đốc Lê Minh Hưng.

10h: Các đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đề nghị Thống đốc cho biết với các giải pháp xử lý nợ xấu, Thống đốc có đưa lãi suất của Việt Nam bằng mặt bằng các nước trong khu vực được hay không. 

9h50: 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ có thể từ nhiều nguồn

Trả lời về con số 3 tỷ USD người Việt chi để mua nhà ở Mỹ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng không có cơ sở để nói đó là tiền chuyển từ Việt Nam.

Số liệu này do Hiệp hội, chuyên viên địa ốc Mỹ cung cấp. Đây có thể là người Việt Nam định cư ở Mỹ chưa có quốc tịch Mỹ, hoặc công dân Việt Nam ở quốc gia khác đến Mỹ mua nhà cũng được tính là người Việt Nam.

Về đầu tư bất động sản ra nước ngoài, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết hiện có 47 dự án, trong đó có 17 dự án đầu tư ở Mỹ. Số vốn đầu tư thực tế chuyển qua Mỹ chri 215 triệu USD. 

Ông Hưng khẳng định có cơ chế kiểm soát đầy đủ, kiểm soát chặt giao dịch chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng vẫn có lợi dụng cơ chế, chuyển qua trung gian. 

9h30: Quốc hội nghỉ giải lao

9h25: Thống đốc Lê Minh Hưng tiếp tục trả lời chất vấn

9h16: Đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi

Đại biểu Nguyễn Hồng Vân muốn Thống đốc đánh giá những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện nghị định 67. Từ đó, có những giải pháp để thực hiện tốt hơn mang lại lợi ích cho ngư dân.

Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết báo chí phản ánh người Việt Nam chi 3 tỷ USD/ năm để mua nhà ở Mỹ. Đại biểu băn khoăn có phải dòng tiền ngoại tệ bị chảy ra nước ngoài hay không?

Đại biểu Mùa A Vàng (Điện Biên) cho rằng nông dân khó tiếp cận khi đi vay vốn ngân hàng. Đại biểu đề nghị Thống đốc giải thích rõ vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đánh giá "ngành ngân hàng đã phản ứng tốt chính sách với phát sinh của thị trường". Tuy nhiên, ông đề nghị được biết tín dụng vào bất động sản hiện nay ra sao và giải pháp thế nào?

pham dinh cuc 4

 Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa Vũng Tàu)

Ngân hàng Nhà nước có đủ công cụ không để 'đổ vỡ ngân hàng'

Trong bất cứ trường hợp nào phương án xử lý tổ chức tín dụng đều đặt mục tiêu an toàn hệ thống, lòng tin người dân, đảm bảo quyền và lợi ích người gửi tiền…

Trong trường hợp cụ thể, kiến nghị Quốc hội xem xét giải pháp đặc biệt nhưng vẫn thực hiện theo mục tiêu trên.

Trong thời gian tới, tăng cường cơ cấu lại, thanh tra giám sát ngân hàng chất lượng của các ngân hàng cũng an toàn hơn. Quy định kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng đảm bảo mục tiêu an toàn lành mạnh.

Ngân hàng nhà nước có công cụ khác nhau để kiểm soát và yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai minh bạch hoạt động của mình phải niêm yết trên sàn chứng khoán và hàng năm phải công bố báo cáo kiểm toán độc lập.

9h10: Chủ tịch Quốc hội nhắc Thống đốc Lê Minh Hưng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc Thống đốc trả lời ngắn gọn. Bà Ngân cũng lưu ý các vấn đề đã trả lời chiều 16/11 có thể nói gọn lại.

9h: Thống đốc Lê Minh Hưng tiếp tục trả lời câu hỏi của đại biểu

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đúng là có vụ việc liên quan đến an toàn tiền gửi. Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thanh kiểm tra, làm rõ, yêu cầu ngân hàng liên quan phối hợp điều tra làm rõ.

Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng xây dựng biện pháp để kiểm soát, giảm thiểu hành vi vi phạm.

Vừa qua xảy ra một số hiện tượng cướp, yêu cầu đảm bảo rà soát cán bộ nhân viên, rà soát chất lượng cán bộ, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên luân chuyển người ở vị trí liên quan trực tiếp để giao dịch khách hàng.

Các ngân hàng cũng được yêu cầu công bố công khai quy trình nghiệp vụ. Ngày 12/10 có hội nghị trực tuyến toàn ngành, mời cơ quan công an để quán triệt cán bộ chủ chốt, cán bộ thanh tra các ngân hàng để phổ biến hành vi vi phạm. 

nguyen sy cuong 3

 Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.

8h50: Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tranh luận về giao dịch trong thanh toán thẻ.

Khách hàng đột ngột bị mất tiền trong thẻ nên rất lo ngại. 

"Theo tôi biết, đầu tư bảo mật cho hệ thống bảo mật của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Đề nghị cho biết sắp tới có chỉ đạo như thế nào để mang lại niềm tin cho khách hàng", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tiếp tục đặt câu hỏi về việc xử lý các tổ chức tín dụng không có khả năng chi trả.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) đặt câu hỏi: "Liệu cứ gửi tiền vào các đại gia tín dụng thì "chắc ăn" còn đâu là cơ hội cho các ngân hàng nhỏ".

8h40: Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng

Trả lời câu hỏi về việc xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đã xây dựng dự thảo thông tư mới thay thế quy định cũ.

Ông Hưng cho biết dự kiến sẽ đánh giá phân loại không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần mà còn ngân hàng thương mại Nhà nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, phi ngân hàng.

Các tổ chức tín dụng được đánh giá theo các tiêu chí định lượng, định tính. Định kỳ hàng năm sẽ đánh giá.

8h15: Sẽ tăng mức tín dụng sinh viên

Về chính sách cho vay với học sinh, sinh viên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết hiện đã có 3,5 triệu học sinh, sinh viên được vay, tổng mức cho vay 15.600 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. 

Hiện nay, mức cho vay là 1,5 triệu đồng một tháng một sinh viên. Tuy nhiên, ông Hưng cho rằng mức vay này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

"Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, việc cho vay ở mức này đã là rất cố gắng, nhưng tới đây sẽ nâng mức cho vay lên cao hơn, tuỳ thuộc vào ngân sách Nhà nước", Thống đốc Lê Minh Hưng bày tỏ.

le minh hung 2

 Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

8h05: Gian lận thanh toán thẻ ATM gia tăng

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hành vi gian lận trong thanh toán thẻ đang gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam và các nước. Theo thống kê của Visa, tổng hành vi gian lận trong thanh toán thẻ là hơn 21 tỷ USD, bình quân 100 USD giao dịch thẻ thì thiệt lại là 7 cent, tương đương 0,07%.

Mức thiệt hại của Việt Nam chỉ bằng một phần ba mức bình quân thế giới nhưng hiện tượng này ở Việt Nam đang gia tăng.

Thống đốc nhận định nguyên nhân là do, bảo mật của ngân hàng có lỗ hổng, người dùng không bảo mật tốt thông tin cá nhân; đơn vị chấp nhận thẻ còn lỗ hổng trong bảo mật thông tin.

"Cá biệt có tổ chức chấp nhận thẻ thông đồng với kẻ xấu, thực hiện gian lận, chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ", Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Vì thế Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp lý từ an ninh an toàn, chuyển hệ thống từ thẻ từ sang thẻ chip để bảo mật hệ thống cao hơn; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống thẻ... 

Sau gần 3 giờ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 16/11, sáng nay 17/11 Thống đốc Lê Minh Hưng tiếp tục đăng đàn giải đáp các vấn đề còn tồn đọng.

pham tat thang

ĐBQH Phạm Tất Thắng - tỉnh Vĩnh Long chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: Văn Bình - Cổng TTĐT Quốc hội) 

17h: Quốc hội nghỉ

16h30: Trả lời câu hỏi của đại biểu nói về giải pháp cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, Thống đốc cho biết đây là nội dung trọng tâm trong chỉ đạo của Chính phủ từ 2016 đến nay. NHNN ý thức sâu sắc việc này. Đã sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho tổ chức tín dụng. Cải cách quy trình, thủ tục cho vay. Đã báo cáo chi tiết cho Quốc hội về quy trình minh bạch, công khai và giảm chi phí.

Quan trọng hơn, muốn doanh nghiệp tiếp cận vốn ổn định, bền vững thì vĩ mô phải ổn định. Ngân hàng sử dụng công cụ tiền tệ giữ ổn định được lãi suất, giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đặc biệt ở nông nghiệp, nông thôn, SME, có quy định trần lãi suất cho vay 6.5%/năm trong ngắn hạn. Đây là ưu tiên để doanh nghiệp phát triển.

15h50: Thống đốc Lê Minh Hưng tiếp tục trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đang sửa đổi NĐ 55 về chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Cá nhân, hộ gia đình cũng có thể được vay vốn. Đối tượng vay vốn được mở rộng.

Liên quan câu hỏi đại biểu Trần Công Thuật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết trên cơ sở đánh giá lại, tổng kết tình hình thực hiện cơ cấu tổ chức tín dụng, kết quả đạt được đã được tổng kết.

Tuy nhiên trên cơ sở đó, NHNN cũng thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại. NHNN có chỉ thị với toàn ngành, triển khai thực hiện quyết định 1058 cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu.

Thời gian qua, tới, NHNN sẽ ban hành văn bản, quy định để đảm bảo an toàn, như tỷ lệ đảm bảo an toàn, thông tư góp vốn mua cổ phần...

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đinh Duy Vượt, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu là nhiệm vụ trọng tâm. Ông Hưng cho biết, NHNN rất nỗ lực, là một trong những bộ ngành từ 2016 tập trung xây dựng đề án liên quan đến ngân hàng.

Để xử lý nợ xấu, việc đầu tiên là thực hiện tốt Nghị quyết 42 của Quốc hội. NHNN có hội nghị trực tuyến toàn quốc đến cùng dự, chia sẻ nội dung liên quan quy định của Nghị quyết 42 và chọn 6 ngân hàng làm điểm từ nay đến cuối 2017 để làm cơ sở nhân rộng.

Về xử lý các ngân hàng yếu kém, ông Hưng cho biết Chính phủ quyết liệt hoàn thiện phương án xử lý nhưng nguồn lực ngân sách khó khăn, chúng ta huy động nguồn lực xã hội nên phải huy động nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng muốn mời được nhà đầu tư thì lại cần có hành lang pháp lý hoàn thiện.

15h30: Quốc hội nghỉ giải lao

15h20: Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.

Trả lời câu hỏi về Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng, có ích trong việc hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu. Các cử tri là ngân hàng phấn khích, tin tưởng khuôn khổ pháp lý.

Nghị quyết mới có hiệu lực từ 15/8, NHNN có những giải pháp triển khai rất cụ thể, rà soát quyết liệt.

Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết một số vấn đề còn tồn tại, trong đó có việc tài sản còn vướng kê biên.

Với một số vụ việc nợ xấu liên quan vụ án cơ quan pháp luật đang điều tra thì NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng, VAMC làm việc với cơ quan chức năng trong từng vụ cụ thể.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Hồ sơ pháp lý chủ yếu liên quan đến tài sản là bất động sản. Trong quá trình, việc hoàn thiện giấy tờ pháp lý cho tài sản đảm bảo là vấn đề ưu tiên. 

Trả lời câu hỏi về tín dụng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng tín dụng tăng, không gây áp lực lạm phát.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, năm 2017 tín dụng tăng trưởng 18% và có điều chỉnh linh hoạt theo quy mô nền kinh tế. Tới cuối tháng 10, tín dụng tăng 13,6%, tăng 1% so với năm 2016. Tốc độ  này không có gì đột biến. Tăng tín dụng phải đi kèm với chất lượng và phải đi vào sản xuất, kinh doanh. 

Cơ cấu tín dụng 10 tháng đã 'chảy' vào đúng lĩnh vực ưu tiên: doanh nghiệp vừa và nhỏ, chế biến chế tạo... cao hơn so với năm trước và mức bình quân các năm.

"Ngân hàng Nhà nước đảm bảo tăng trưởng tín dụng tăng phù hợp với hấp thụ vốn kinh tế, không gây áp lực lên kinh tế vĩ mô, lạm phát. Tăng trưởng tín dụng sẽ tăng đúng theo định hướng và kiểm soát được chất lượng tín dụng", ông Hưng khẳng định. 

Le cong nhuong

 Đại biểu Lê Công Nhường.

15h10: Các đại biểu bắt đầu đặt câu hỏi cho Thống đốc Lê Minh Hưng.

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng vốn trong dân còn rất lớn.Ông Nhường lấy ví dụ về việc hiến 5.000 lượng vàng của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô. Còn hiện tại vốn trong dân là “vốn chết”

"Xin hỏi Thống đốc có chính sách gì để huy động vốn trong dân để đầu tư các công trình xây dựng đất nước", ông Nhường nói.

Ông Nhường cũng đề cập, hiện tiền ảo Bitcoin và tiền điện tử đang trở thành chủ đề nóng. "Thống đốc có đồng ý đề xuất cho Đại học FPT thu học phí sinh viên nước bằng tiền Bitcoin, hay Công ty Cốc Cốc thu hút vốn đầu tư từ Đức bằng đồng tiền Bitcoin này?

Đại biểu Nhường cho rằng nếu quản lý được thì đây là kênh thu hút đầu tư cho đất nước.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) phản ánh còn những quỹ tín dụng "đen" ở các vùng nông thôn. Vị đại biểu Thanh Hoá cũng đề nghị Thống đốc đưa ra các giải pháp để giải quyết tình trạng này.

ha thi minh tam 3

Đại biểu Hà Thị Minh Tâm. 

Đặt câu hỏi cho Thống đốc Lê Minh Hưng, bà Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) quan tâm tới lĩnh vực nợ xấu khi tỷ lệ nợ vẫn cao trong hệ thống: "Giải pháp của ngành khắc phục xử lý nợ xấu thời gian tới là gì"?

Còn đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) hỏi về chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ra sao để tăng trưởng tín dụng đạt 18% như mục tiêu đề ra. Nếu đẩy vốn bằng mọi cách có thể gây hiệu ứng ngược. "Giải pháp gì để tăng trưởng GDP 6,7%, tín dụng tăng 18% nhưng đảm bảo tính bền vững?", bà Tuyết hỏi. 

Nữ đại biểu tỉnh An Giang cũng đề cập tới gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp lĩnh vực công nghệ cao nhưng thực tế ít doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay. Bà đề nghị Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết giải pháp của ngành ngân hàng tới đây ra sao.

le minh hung

 Thống đốc Lê Minh Hưng.

15h: Thống đốc Lê Minh Hưng phát biểu trước khi bước vào phiên chất vấn.

Ông Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước là ngành có chính sách gắn bó gần gũi với sản xuất của doanh nghiệp, xã hội.

Ngân hàng Nhà nước luôn xem việc trả lời ý kiến của cử tri là việc làm thường xuyên. NHNN có báo cáo kết quả thực hiện gửi các đại biểu.

Toàn ngành triển khai quyết liệt, kết quả đạt được tích cực. Mặt bằng lãi suất đảm bảo, tín dụng tăng an toàn, dự trữ ngoại hối tăng cao nhất. Từ đầu phiên khai mạc đến nay thì dự trữ tăng 1 tỷ USD. Đến nay thì dự trữ ngoại hối tăng lên 46 tỷ USD.

Chiều 16/11, Thống đốc Lê Minh Hưng tập trung trả lời chất vấn vào 2 vấn đề lớn:

- Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý.

- Hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Minh Đức
Bình luận
vtcnews.vn