Việt Nam sẽ có bộ tư lệnh vùng hải quân

Thời sựThứ Ba, 10/09/2013 11:09:00 +07:00

Sẽ có tư lệnh vùng hải quân, thay cho chức vụ chỉ huy trưởng, và cảnh sát biển, từ cấp cục, đang được đề nghị tổ chức với quy mô bộ tư lệnh cảnh sát biển.

Sẽ có tư lệnh vùng hải quân, thay cho chức vụ chỉ huy trưởng, và cảnh sát biển, từ cấp cục, đang được đề nghị tổ chức với quy mô bộ tư lệnh cảnh sát biển.

Đây là những đề nghị được đưa ra trong Luật Sỹ quan nhân dân sửa đổi” vừa được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày trước Thường vụ Quốc hội (TVQH) ngày 9/9.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày Dự án Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan QĐND VN. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày Dự án Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Sỹ quan QĐND VN. Ảnh: TTXVN 

N
âng cao năng lực chấp pháp


Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lại Bộ Chỉ huy Vùng Hải quân thành Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ huy, phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong quân đội cũng như với các bộ, ngành.

Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, việc tổ chức lại là để phù hợp với tổ chức mới, đáp ứng yêu cầu chỉ huy, quản lý, xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.


Bộ Quốc phòng cũng cho biết đang đề nghị Chính phủ tổ chức lại Cục Cảnh sát biển Việt Nam thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam để nâng cao năng lực chấp pháp của cảnh sát biển Việt Nam trên vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Khoản 3, Điều 1 dự thảo luật quy định một số nội dung mới. Theo đó, các chức vụ có cấp bậc quân hàm trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân và thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân thuộc đơn vị thành lập mới do Thủ tướng Chính phủ quy định, để đáp ứng kịp thời sự phát triển lực lượng quân đội.

Chỉ Chủ tịch nước có thẩm quyền phong, thăng quân hàm cấp tướng


Theo dự thảo luật sửa đổi, việc sỹ quan được xét thăng quân hàm cao hơn một bậc, do cấp có thẩm quyền quyết định. Tờ trình của Bộ Quốc phòng giải thích: Quy định như vậy để phù hợp với đặc thù nhiệm vụ quân sự, giữ gìn, sử dụng những sỹ quan xuất sắc, có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực, đồng thời thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào đội ngũ sỹ quan.

Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh (QPAN) của QH Nguyễn Kim Khoa lưu ý quy định phong, thăng quân hàm, nhất là việc phong, thăng quân hàm cấp tướng làm rõ được tiêu chí và các vị trí có nhu cầu cấp tướng.

Ủy ban QPAN cũng đặt vấn đề thăng quân hàm cấp tướng cần tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ đội ngũ sỹ quan và dư luận xã hội”. Đồng thời, cần bảo đảm “sự tương quan giữa các quy định của luật này với Luật Công an nhân dân (sửa đổi)”.


Về thẩm quyền phong quân hàm cấp tướng, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định “dứt khoát chỉ có Chủ tịch Nước có thẩm quyền phong, thăng quân hàm cấp tướng”.

Sau trình TVQH, dự thảo Luật Sỹ quan quân đội nhân dân sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào cuối tháng 10 tới đây.



Theo Lao động
Bình luận
vtcnews.vn