Vì sao dân kéo đến kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đòi xử lý cán bộ tiêu cực?

Thời sựChủ Nhật, 09/12/2018 07:52:00 +07:00

Do cán bộ xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) kéo đến HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều sai phạm trong quản lý đất rừng nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý nghiêm minh nên người dân kéo đến trụ sở UBND xã đòi xử lý.

Người dân xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) kéo đến HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân khiến họ kéo đến kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đòi xử lý cán bộ tiêu cực là do bức xúc trước những sai phạm của cán bộ hợp tác xã An Nong 1 và UBND xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) trong quản lý đất rừng, lập danh sách khống để nhận tiền đền bù.

Những sai phạm liên quan đến sự việc nêu trên Thanh tra huyện Phú Lộc đã có kết luận nhưng đến nay, việc xử lý sai phạm vẫn chưa nghiêm minh.

Nghich-canh-hue2-3

 Người dân xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) kéo đến kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đòi xử lý cán bộ tiêu cực là do họ cho rằng, dù chính quyền huyện Phú Lộc đã có kết luận về sai phạm của cán bộ xã Lộc Bổn trong quản lý đất rừng nhưng chưa xử lý thật sự nghiêm minh.

Cụ thể, theo tìm hiểu của PV VTC News, ngày 8/6 UBND huyện Phú Lộc đã có kết luận nội dung tố cáo việc phá rừng thông ở xã Lộc Bổn và việc lập danh sách giả để nhận tiền bồi thường Dự án hồ Tả Trạch đối với hợp tác xã An Nong 1 (xã Lộc Bổn).

Theo kết luận, từ nguồn vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới (PAM), Hợp tác xã (HTX) An Nong 1 đã trồng hơn 170ha rừng thông tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1989.

Năm 2004, UBND huyện Phú Lộc ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tỉa thưa diện tích rừng thông này với 164,2ha.

Trước khi có quyết định này, hợp tác xã An Nong 1 có hợp đồng kinh tế mua bán thông với doanh nghiệp tư nhân Hùng Dũng. Do đó, việc thực hiện công tác tỉa thưa theo quyết định của UBND huyện Phú Lộc không được HTX An Nong 1 thực hiện nghiêm túc.

Tiếp đó, vào năm 2005, để thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng, UBND huyện Phú Lộc tiếp tục ban hành quyết định số 280/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giao khoán diện tích rừng trồng thông nhựa này cho người dân. Cụ thể, tổng diện tích giao khoán là 172,76ha, trong đó diện tích có rừng thông là 134,3ha.

img_6686-8-16362010

 Hiện tại rừng thông ở xã Lộc Bổn đã biến mất, chỉ còn gốc và được trồng mới bằng rừng keo.

Qua kiểm tra vào năm 2008, mật độ cây đạt từ 800 - 1000 cây/ha, chiều cao bình quân là 12m và đường kính gốc cây là 20cm.

Đến nay, rừng thông chẳng còn cây nào. Hơn 134ha rừng thông biến mất, làm thất thoát  giá trị ban đầu là 387.346.700 đồng.

Kết luận chỉ rõ, trách nhiệm này thuộc về Giám đốc hợp tác xã, Trưởng ban kiểm soát và Kế toán trưởng HTX An Nong 1 qua các thời kỳ từ năm 2005 cho đến nay. Đồng thời, Hạt kiểm lâm Phú Lộc cũng thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các sai sót của HTX An Nong 1 trong việc theo dõi, tỉa thưa rừng thông. Trách nhiệm này thuộc về Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn qua các thời kỳ từ 2004 đến năm 2014.

Sai phạm là vậy, nhưng Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chỉ kiến nghị với Hạt kiểm lâm kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Đối với HTX An Nong 1, việc để 134ha rừng thông bị đốn hạ, Chủ tịch UBND huyện này chỉ kiến nghị Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hợp tác xã bồi thường số tiền thất thoát là 387.346.700 đồng. Số tiền này sẽ thu vào quỹ hợp tác xã để bổ sung tăng nguồn vốn.

NGUYỄN VƯƠNG
Chuyên đề: Tin nóng trong ngày
Bình luận
vtcnews.vn