Lần đầu tiên trưng bày cuốn Hiệp định Paris

Thời sựThứ Sáu, 25/01/2013 07:00:00 +07:00

Cuốn Hiệp định Paris 1973 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

Triển lãm khai mạc sáng 23/1 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội, gồm 140 bức ảnh, 21 lời trích, 23 hiện vật, 3 tài liệu và 8 cuốn sách, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày kể từ 40 năm qua.

Triển lãm khai mạc sáng 23/1 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội, gồm 140 bức ảnh, 21 lời trích, 23 hiện vật, 3 tài liệu và 8 cuốn sách, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày kể từ 40 năm qua.

Hai con dấu của đoàn đại biểu Quân đội nhân dân VN, Ban liên hợp khu phi quân sự.

Hai con dấu của đoàn đại biểu Quân đội nhân dân VN, Ban liên hợp khu phi quân sự.

Cuốn Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam vẫn còn khá mới, lần đầu tiên được mang ra trưng bày.

Cuốn Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam vẫn còn khá mới, lần đầu tiên được mang ra trưng bày.

Một trong hai cây bút từng ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

Một trong hai cây bút từng ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

Hồ sơ tập hợp các chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc thống nhất đất nước.

Hồ sơ tập hợp các chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc thống nhất đất nước.

Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (2/3/1973).

Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (2/3/1973).

Nhà ngoại giao Phạm Ngạc, người từng có mặt trong lễ ký kết Hiệp định Paris cũng có mặt và rất xúc động khi nhìn lại những hình ảnh một thời gian khó.

Nhà ngoại giao Phạm Ngạc, người từng có mặt trong lễ ký kết Hiệp định Paris cũng có mặt và rất xúc động khi nhìn lại những hình ảnh một thời gian khó.

Sau Mậu Thân, phong trào phản đối chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam dâng cao. Trong tấm hình tư liệu này, một cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ quốc gia như một biểu tượng mong muốn hoà bình ở Việt Nam.

Sau Mậu Thân, phong trào phản đối chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam dâng cao. Trong tấm hình tư liệu này, một cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ quốc gia như một biểu tượng mong muốn hoà bình ở Việt Nam.

Để đi đến việc ký được Hiệp định Paris 1973, các bên đã phải tiến hành đàm phán trong nhiều năm. Trong ảnh, Bộ trưởng Xuân Thuỷ phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến đàm phán với Mỹ (9/5/1968).

Để đi đến việc ký được Hiệp định Paris 1973, các bên đã phải tiến hành đàm phán trong nhiều năm. Trong ảnh, Bộ trưởng Xuân Thuỷ phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến đàm phán với Mỹ (9/5/1968).

Đại diện 4 bên gồm Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Mỹ và Cộng hoà Việt Nam ký Hiệp định Paris (27/1/1973).

Đại diện 4 bên gồm Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Mỹ và Cộng hoà Việt Nam ký Hiệp định Paris (27/1/1973).

Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bắt tay Đại sứ William Sullivan (hai nhà ngoại giao chủ chốt chịu trách nhiệm về hoàn tất các văn bản Hiệp định và thủ tục ký kết Hiệp định Paris). Người thứ hai từ trái sang là ông Lê Đức Thọ.

Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bắt tay Đại sứ William Sullivan (hai nhà ngoại giao chủ chốt chịu trách nhiệm về hoàn tất các văn bản Hiệp định và thủ tục ký kết Hiệp định Paris). Người thứ hai từ trái sang là ông Lê Đức Thọ.

Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên trung ương. (Theo VnExpress)

Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên trung ương. (Theo VnExpress)

Bình luận
vtcnews.vn