Hiện trường khu di sản văn hóa bị tàn phá ở Hải Phòng

Thời sựThứ Hai, 06/05/2019 13:12:00 +07:00

Những đoạn tường thành, dãy núi, ngọn đồi từng là thành trì phòng thủ vững chắc của các bậc tiền nhân chống giặc ngoại xâm nhưng nay đã bị hậu thế phá nát.

1

Thông tin từ các cơ quan chức năng Hải Phòng, hơn 10 năm trở lại đây, một số cá nhân, tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã làm biến dạng, thay đổi cảnh quan môi trường, địa hình địa mạo một số dãy nũi tại khu vực thôn Thiểm Khê, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng). 

2

Khu vực này từng là khu vực phòng thủ vững chắc của một số triều đại chống giặc ngoại xâm, có giá trị to lớn đối với lịch sử, văn hóa, khảo cổ... cần được giữ gìn, bảo vệ để tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch.

3 3

Mặc dù đã được các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo, nhưng những dãy nũi, thành trì của các bậc tiền nhân hàng trăm năm trước xây dựng đã và đang bị một số tổ chức, cá nhân được cấp phép san phẳng để khai thác khoáng sản, trong đó có Thành Dền - Một công trình phòng thủ của nhà Mạc.

4 3

Năm 2015, có lẽ sau khi một chiếc máy xúc đang phá núi mở đường tại chân núi Thành Dền bị đá đè bẹp, rất may người lái máy thoát nạn nên từ đó, khu vực này mới dừng khai thác.

6 5

Tuy nhiên, một đoạn tường thành dài cả trăm mét còn sót lại sau đó đã bị san phẳng làm lối đi.

7 5

Tình trạng khai thác khoáng sản tại thôn Thiểm Khê, xã Liên Khê này từng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân phải 'lập chiến lũy' phản đối.

8 7

Nơi ông Mạc Kim Trọng – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Thành Dền đang chỉ tay từng là thành lũy phòng thủ vững chắc của nhà Mạc nay đã bị san phẳng.

9 7

Chỉ còn lại vài chục mét thành gần chân núi Dền

10 9

Khu vực này được gọi là Đấu Đong (Nơi điểm quân) xưa kia của nhà Trần, nhà Mạc nay cũng trở thành hoang phế, bị lấn chiếm, xóa đi những dấu tích của hàng trăm năm trước.

11 9

Những ngọn núi, dãy núi trùng điệp in bóng xuống dòng sông Đá Bạc, sông Giá, từng là thành trì của nhà Trần, nhà Mạc đồn trú quân chống giặc giờ đang trở thành những núi đá trọc đầu, dần dần biến mất vì bị khai thác làm vật liệu xây dựng.

13 11

Sau khi bị khai thác, những dãy núi còn lại trở nên hoang tàn, lồi lõm, chưa thấy đơn vị nào có trách nhiệm hoàn nguyên.

14 13

Dưới chân dãy núi Thành Dền bị khai thác, đào bới nham nhở.

15 13

Hồ nước này từng là núi Thạch Bích sừng sững nối với núi Dền, tạo thành tuyến phòng thủ của nhà Trần, nhà Mạc nhưng nay đã bị khai thác đến tận đáy để lấy đá silic.

16 15

Đoạn chân núi Thành Dền bị đào phá mở đường khai thác, vận chuyển khoáng sản.

17 15

Những hố này đang có dấu hiệu tiếp tục bị đào sâu, mở rộng để khai thác đá silic.

18 17

Khu vực này từng là nơi phát lộ ngôi mộ cổ khoảng 500-700 năm, hiện đã được doanh nghiệp chuyển về khu vực núi Thành Dền an táng. Một số người cho rằng đó là ngôi mộ của một vị vương gia nhà Mạc.

19 17

Thông tin với PV VTC News, TS. Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng) cho biết, hiện nay, một số tập thể, cá nhân đã được cấp phép khai thác bừa bãi ở khu di sản, văn hóa này, tàn phá gần như tất cả các dấu tích lịch sử, chỉ còn lại 10%. Đây là sự thật đau lòng khiến các nhà khoa học, giới trí thức Hải Phòng hết sức bất bình.

20 17

“PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, người chủ trì cuộc hội thảo “Đánh giá giá trị di sản văn hóa khu di tích Thành Dền, Đấu Đong xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên” từng phát biểu rằng, ở cả khu vực Đồng bằng sông Hồng, cả đất nước Việt Nam, không ở đâu có được mật độ di sản đậm đặc và có giá trị như khu vực này”, TS.Hoàng Văn Kể nhấn mạnh.

Minh Khang - Nguyễn Huệ
Bình luận
vtcnews.vn