Dành 16.000 tỷ đồng cho cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân

Thời sựThứ Hai, 02/06/2014 01:38:00 +07:00

Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân để đáp ứng tình hình hiện nay.

Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân để đáp ứng tình hình hiện nay.

Sáng 2/6 tại phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 2012, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngưu dân để đáp ứng tình hình hiện nay.


Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ từ ngân sách chi cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và hỗ trợ ngư dân. Ảnh: Công Khanh
Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ từ ngân sách chi cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và hỗ trợ ngư dân. Ảnh: Công Khanh 
"Đây là vấn đề rất lớn sẽ được Quốc hội thảo luận và quyết định trong kỳ họp này, để đi đến quyết định đáp ứng tình hình thực tế đặt ra trong bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Việt Nam", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng, trong tình hình hiện nay nếu cần có thể chi nhiều hơn 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.

Đại biểu Đương đề nghị Chính phủ cần yêu cầu các địa phương tổng rà soát những dự án chưa thực sự bức xúc, hạn chế hội họp, mua sắm xe công, công tác nước ngoài để tập trung nguồn lực cho quốc phòng an ninh.

Trong khi đó, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, Đại biểu Trần Du Lịch, cho rằng, 16.000 tỷ đồng dù là lớn nhưng chưa đủ. Vì vậy đề nghị Quốc hội cần cắt giảm tối đa các khoản giao tế, tiếp khách, đi lại... hỗ trợ cho các lực lượng này.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) lưu ý lệ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc khiến chúng ta lệ thuộc về nhiều mặt. Vì vậy, chúng ta cần có kế sách thoát khỏi lệ thuộc vào kinh tế và phải khởi động ngay từ năm 2014.

Video giàn khoan Hải Dương 981 không ổn định vị trí:

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc là đối tác quan trọng. Trong năm 2013, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 10 tỷ USD, còn nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD.

Và trong nhiều năm qua việc nhập siêu từ Trung Quốc đã trở thành mối quan tâm của các cấp các ngành, vì vậy Chính phủ đã tìm mọi biện pháp cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

"Chúng ta đã chủ động tìm mọi biện pháp cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, do quy mô lớn, chúng ta cần thời gian để cải thiện tích cực hơn. Mặt khác, chúng ta cũng cải thiện quan hệ với các đối tác lớn như EU, các nước châu Á Thái Bình Dương để mở rộng cơ hội hợp tác, phát triển", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.

» Video: Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm thủng tàu Cảnh sát biển Việt Nam
» Vừa di chuyển vị trí giàn khoan, tàu Trung Quốc vừa vây hãm, xả vòi rồng vào tàu Việt Nam
» Mỹ, Nhật sẵn sàng hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam


Theo TPO
Bình luận
vtcnews.vn