Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao

Sản phẩmThứ Năm, 18/10/2018 15:44:00 +07:00

Sáng 18/10, tại Hà Nội, Lễ ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ giữa Viện công nghệ GFS (Tập đoàn GFS) và Viện Vật lý nhiệt (Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina) đã diễn ra.

Đây là hoạt động ký kết chuyển giao công nghệ đầu tiên trong chuỗi hoạt động chuyển giao 8 công nghệ theo thỏa thuận khung được ký kết trong khuôn khổ hợp tác truyền thống Ukraina – Việt Nam đã được cụ thể hóa thành các văn bản hợp tác trong cuộc họp liên chính phủ năm 2017 tại Kiev, do Viện Vật lý Nhiệt (Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina) phát triển là kết quả nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế quốc gia Ukraina cho Viện công nghệ GFS.

Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao nêu trên có nguyên liệu đầu vào là than bùn loại nguyên liệu có sẵn và vô cùng dồi dào ở Việt Nam.

chuyen giao cong nghe san xuat phan bon (1)

 Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao nêu trên có nguyên liệu đầu vào là than bùn loại nguyên liệu có sẵn và vô cùng dồi dào ở Việt Nam (Ảnh minh họa)

Theo ông Yuri F. Snezhkin, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina, điểm nổi bật của công nghệ này là quá trình chiết axit humic từ than bùn để làm phân bón hữu cơ dòng humat với hiệu suất cao, tiết kiệm thời gian.

Các bã thải từ than bùn tuần hoàn trở lại phối trộn với phụ liệu tạo ra viên nén nhiệt sinh học có nhiệt lượng cao có thể sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện hay trong các lò nung, sấy. Đây là công nghệ kép và khép kín trong quá trình khai thác và chế biến than bùn, là sự kết hợp của 02 bằng sáng chế được cấp bởi Chính phủ Ukraina.

chuyen giao cong nghe san xuat phan bon (2)

 Ông Bùi Xuân Hồi – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS và Ông Yuri F. SNEZHKIN - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina ký kết hợp đồng (Ảnh: BTC)

Tính đến thời điểm hiện tại, phân bón hữu cơ dòng humat là loại phân bón duy nhất làm tăng năng suất cây trồng với mức tăng từ 25-40%. Loại phân hữu cơ này còn giúp nuôi dưỡng cây trồng và đất, mang lại khả năng tái tạo đất nhanh hơn so với các loại phân bón khác, ông Yuri nói thêm.

Như vậy song song với quá trình triển khai về gien giống, quá trình tích điền để phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao ở quy mô công nghiệp, GFS sẽ sở hữu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu thế giới để thực hiện chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao theo đúng chiến lược của Tập đoàn.

Phan Minh
Bình luận
vtcnews.vn