Thị trường Condotel và nỗi lo thừa cung?

Bất động sảnThứ Sáu, 11/08/2017 18:20:00 +07:00

Condotel được đánh giá là một kênh đầu tư bất động sản hấp dẫn khi các nhà đầu tư hiện đang cam kết lợi nhuận với mức phổ biến 10%/năm trong 10 năm.

Tại cuộc toạ đàm “Thị trường Condotel và nỗi lo thừa cung?” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 10/8, ý kiến của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp hầu hết đánh giá cao việc các nhà đầu tư đã liều lĩnh, mạo hiểm trong việc phát triển mô hình condotel từ rất sớm.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chưa có kênh đầu tư nào có sức hút mạnh như bất động sản nói chung, condotel nói riêng.

12.000 căn là chưa thoả mãn nhu cầu

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, ông đánh giá rất cao những nhà đầu tư như Vingroup, Sungroup, FLC… đã rất liều lĩnh, mạo hiểm trong việc phát triển mô hình condotel từ rất sớm. “Hiện nay, có nhiều ý kiến việc cung cầu condotel, song tôi thấy khá yên tâm bởi dòng tiền đổ vào Condotel đến nhiều từ nhà đầu tư, có tính bền vững. Huy động nguồn vốn xã hội tức là đi từ nhu cầu thực tế, chia sẻ tính rủi ro”, ông Thành nói

flc-sea-tower-quy-nhon_iflo

 FLC cho biết, tỷ lệ lấp đầy 40 - 50% thì đảm bảo lợi nhuận 10% cho khách hàng mỗi năm; nếu lấp đầy 60% trở lên thì FLC có lãi. 

Ông Thành cho rằng, năm 2016 nguồn cung condotel đưa ra thị trường với 12.000 căn chưa thoả mãn với nhu cầu thị trường hiện tại cũng như chưa đáp ứng được cơ sở hạ tầng cho du lịch mà chỉ giải toả được điểm nghẽn, tạo ra dòng chảy tốt hơn.

“Nỗi lo thừa cung chưa phải nguy cơ bởi cung đo đếm được nhưng cầu thì tuỳ cách nhìn nhận. Nhưng sắp tới, có thể tăng nhiều hơn. Điều băn khoăn và cái bất cập có thể thành rủi ro là tính pháp lý vẫn còn chông chênh, chưa được hoàn thiện”, ông Thành nhấn mạnh.

Cũng theo vị đại diện Hiệp hội, Hiệp hội đã có nhiều văn bản trình Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ để điều chỉnh một số luật để tạo khung pháp lý cho sản phẩm này.

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, xu hướng condotel là xu hướng cần phải ủng hộ, cơ quan nhà nước nên tích cực tạo ra khung pháp lý, huy động đầu tư để tạo ra sản phẩm có tính hệ thống để người thuê biết được họ có lợi ích gì.

hoi-thao-condotel_vktp

 Toàn cảnh toạ đàm “Thị trường Condotel và nỗi lo thừa cung?” (Ảnh: Vneconomy)

Phát biểu tại toạ đàm, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, Condotel ở Việt Nam nhiều nhưng FLC chọn con đường riêng là những thị trường tiềm năng và nguồn cung còn rất ít.

“Mỗi năm vài nghìn căn hộ nhưng nhu cầu rất nhiều, năm 2016 giao dịch 12.000 căn, 3 năm nữa lên 17.000 căn. Trong khi đó, số lượng các nhà đầu tư có năng lực phát triển Condotel chưa nhiều, đặc biệt, khách hàng quan tâm đầu tư lựa chọn chủ đầu tư năng lực thực sự”, bà Dung nói.

Cũng theo bà Hương Trần Kiều Dung, hiện nay, trên thị trường có nhiều ý kiến quan ngại về cung - cầu Condotel, nhưng với bản thân FLC chưa thấy gì. Với sự gia tăng khách du lịch hiện nay, Condotel vẫn chưa nhiều.

Kịch bản nào cho condotel?

Cho rằng condotel rất hấp dẫn, ông Thành cũng đặt câu hỏi, vậy liệu có rủi ro gì không và đặc biệt chỉ ra rủi ro khách quan liên quan đến chính sách của nhà nước chẳng hạn chính sách xuất nhập cảnh, chính sách mua, sở hữu condotel…

Cụ thể, ông Thành cho biết, Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng giao các bộ ngành nghiên cứu, nhưng xác định nhà ở ngoài đơn vị ở là những khái niệm điều tiết lợi nhuận của nhà đầu tư, các quy định hạn chế sẽ thất bại.

Ông cũng đề cập đến đề xuất thu thuế tài sản và cho rằng, nếu thu thuế tài sản thì nhiều người “chết chắc” bởi có nhiều căn hộ, lãi nhiều khi không đủ bù cho nộp thuế.

Bên cạnh đó, với việc các chủ đầu tư cam kết đảm bảo lãi suất 8-12%/năm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM bày tỏ lo ngại, gánh nặng rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp cần phải có biện pháp bảo đảm thực hiện lời hứa đảm bảo lãi suất 8 -12%/năm.

Video: Kỳ lạ căn hộ mọc trên nóc nhà chung cư ở Hà Nội

Chia sẻ dưới góc độ cá nhân, ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng Quản lý Bất động sản - Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, nếu nói đến sự lo ngại của người dân, nếu là người dân bản thân ông cũng lo ngại.

“Một loại hình chỉ dựa vào cam kết của chủ đầu tư, tôi không nói không tin tưởng cam kết chủ đầu tư nhưng cũng nhiều vấn đề. Chúng tôi đánh giá là khách hàng yếu thế hơn chủ đầu tư, hợp đồng do chủ đầu tư soạn chứ có phải là thoả thuận đâu. Cam kết phải do nhà nước quản lý thì chủ đầu tư mới không chạy đi đâu được”, ông Thường nói.

(Nguồn: BizLIVE.vn)
Bình luận
vtcnews.vn