Không phải Thái Lan, đây mới là khắc tinh đáng sợ nhất của bóng đá Việt Nam

Thể thaoThứ Ba, 13/02/2018 14:51:00 +07:00

Hai lần đánh bại các đội tuyển Việt Nam ở giải châu Á trong chưa đầy 2 tuần, Uzbekistan thực sự dạy cho bóng đá Việt Nam một bài học về ý chí chiến đấu cũng như khả năng vượt qua mọi thử thách để đến với niềm đam mê.

Đâu là đội bóng khiến Việt Nam ôm hận nhiều nhất trong năm 2018? Mới chỉ đầu năm và mới có hai giải đấu ở cấp độ U23 và Futsal diễn ra thôi nhưng chắc chắn, câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ mang tới một đáp án: Uzbekistan. 

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, U23 Uzbekistan và Futsal Uzbekistan liên tiếp đem lại những quả đắng cho bóng đá Việt Nam. Gần nhất là trận thắng 3-1 của đội bóng Trung Á tại VCK Futsal châu Á trước các chàng trai Việt Nam tại vòng Tứ kết. 

uzbe

U23 Uzbekistan đả bại U23 Việt Nam trong trân chung kết đầy tuyết trắng. 

Nhưng đau đớn nhất là trận thua 2-1 trong 120 phút và trong tuyết trắng của U23 Việt Nam trước U23 Uzbekistan tại VCK U23 Châu Á - nơi những đôi chân của Sidorov, Sidikov hay Ganiev khiến cho những Xuân Trường, Tiến Dũng, Công Phượng gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường. 

Người dân Việt Nam có quyền "oán trách" Uzbekistan nhưng trên thực tế, nếu xem xét kỹ, chúng ta thua vì thực lực còn kém đội bạn và khi xét đến điều kiện tại Uzbekistan, những thành công họ đạt được trong bóng đá, thực sự đáng đề chúng ta phải học tập. 

Theo số liệu năm 2016 của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), đất nước hơn 30 triệu dân này chỉ đạt mức GDP là 67,2 tỷ USD, bằng một phần ba so với Việt Nam (215 tỷ USD). Bắt đầu từ năm 2008, GDP của quốc gia này chỉ đạt khoảng xấp xỉ 30 tỷ USD tức là chỉ ngang ngửa GDP Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 21. 

Mức thu nhập bình quân đâu người của quốc gia Trung Á chỉ nằm trong Top 62 quốc gia trên thế giới. GDP tăng đều qua các năm với mức tăng cao nhất là gần 10%. Tuy nhiên, năm 2016, mức tăng trưởng GDP của quốc gia này đã tụt xuống còn 5,3%.

Bóng đá tại quốc gia này không được chú ý mạnh mẽ như ở Việt Nam, bằng chứng là việc người dân Uzbekistan không thật sự hào hứng với chức vô địch tại giải U23 Châu Á. 

Họ có đội bóng mạnh nhất là Bunyodkor và đứng sau iradil Djalalov, chủ tịch tập đoàn Zeromax ở Thụy Sĩ. Những ông chủ không tiếc tiền xây dựng sân vận động mới và thậm chí từng mời ngôi sao Samuel Eto'o hay Rivaldo sang thi đấu. 

Thế nhưng, đại gia này gần như là đội bóng duy nhất có những khoản đầu tư kếch xù cho bóng đá. Nói chung, bóng đá không phải môn thể thao được ưa chuộng hàng đầu tại đây, một phần vì thời tiết quá khắc nghiệt. 

Mặt sân đóng tuyết tại Thường Châu vào ngày 26/1/2018 dường như chỉ là "chuyện nhỏ" cho U23 Uzbekistan khi cùng thời điểm đó, nhiệt độ tại thủ đô Tashkent của họ xuống dưới ngưỡng -5 độ C. Tại đây, giá lạnh tới quanh năm và biên độ nhiệt là rất lớn: khoảng 80 độ C (nóng nhất 45 độ C vào mùa hè và lạnh nhất -35 độ C vào mùa đông). 

uzbe-1

Bóng đá Uzbekistan đi lên từ những khó khăn.  

Tờ Guardian của Anh Quốc gọi đội bóng Trung Á là "những con sói trắng" vừa thể hiện tinh thần thi đấu mạnh mẽ của đội bóng này và vừa là cách nói cho thấy sự khắc nghiệt tại Uzbekistan đã nhuộm trắng những con sói. 

Phóng viên của tờ báo này từng tham gia một buổi tập của Uzbekistan hồi năm 2016 và người này cho rằng, tinh thần và khả năng thi đấu trong thời tiết khắc nghiệt của đội bóng này thực sự đáng nể. 

Nói về lịch sử, Liên Xô tan rã vào năm 1991. Do đó, Uzbekistan chính trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 1/9/1991. Họ nhanh chóng được nhận vào thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Hội đồng Olympic châu Á.

Bóng đá tại Uzbekistan cũng bị những "thế lực ngầm" chi phối. Đội bóng nổi tiếng nhất của họ, Bunyodkor còn được đặt dưới sự bảo trợ của một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Uzbekistan: Gulnara Karimova, ái nữ của Tổng thống Karimov. Gulnara Karimova, người từng được tin là sẽ kế nhiệm bố trên chính trường. Vì thế, nhiều khi các trọng tài "vô tình" bắt có lợi hơn cho Bunyodkor. 

Xa hơn nữa, bóng đá Uzbekistan từng chịu một tổn thất lớn, gần giống như "thảm họa Munich" cướp đi một thế hệ của bóng đá Manchester United. Tháng 8/1979, đội bóng hàng đầu tại Giải vô địch Xô Viết - Pakhtakor Tashkent FK gặp phải một biến cố nặng nề: máy bay chở đội bóng này bốc cháy trên không trung và rơi xuống khu vực Ukraina khiến 178 người thiệt mạng. 

Trong số các nạn nhân của vụ việc, có tới 17 người là cầu thủ của Pakhtakor Tashkent và đang hứa hẹn là những trụ cột của bóng đá, có thể nhắc tới những cái tên nổi bật khi đó như: Sergey Constantinovich Pokatilov, Sirozhiddin Akhmedovich Bazarov hay Vladimir Valievich Sabirov. 

1234 3

 Tấm bia khắc tên những nạn nhân của vụ tai nạn năm 1979. 

Sau đó, bóng đá Uzbekistan bước vào giai đoạn khó khăn chồng chất. Mặc dù đủ điều kiện tham gia nhưng ĐTQG nước này không được tham dự vào đoàn VĐV nước này đến ASIAD năm 1994 tại Hiroshima, Nhật Bản. Liên đoàn bóng đá Uzbekistan (UFF) phải dùng gần như toàn bộ số tiền họ có được, chừng 14.000 USD để xây dựng ĐTQG. 

Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng Uzbekistan liên tục lập được những kỳ tích về bóng đá. U23 Uzbekistan đã giành chức vô địch môn bóng đá nam của ASIAD năm 1994 với lần đầu tiên tham dự, sau thắng lợi trước chủ nhà Trung Quốc ở trận chung kết.

U20 Uzbekistan từng giành ngôi Á quân ở VCK U19 châu Á năm 2008 tại Saudi Abrabia hay đội U16 vô địch giải U16 châu Á năm 2012 trên đất Ira

uzbe-2 4

Bóng đá việt Nam cần phải học tập bóng đá Uzbekistan.  

Tại VCK U23 Châu Á, Uzbekistan đã 3 lần tham dự và ở lần thứ ba, họ đả bại U23 Nhật Bản, U23 Hàn Quốc và chiến thắng trước U23 Việt Nam trong trận chung kết để có được chức vô địch. 

Nói tóm lại, bóng đá Uzbekistan thực sự là một tấm gương cho bóng đá Việt Nam phải noi theo. Đưng lên từ những khó khăn chồng chất, Uzbekistan vẫn đang đi đúng hướng trong việc xây dựng một nền bóng đá hàng đầu trong khu vực châu Á. 

Khánh Huy
Bình luận
vtcnews.vn