Nhà ngoại giao VN bình luận việc Đức tặng Trung Quốc bản đồ không Hoàng Sa, Trường Sa

Thế giớiThứ Sáu, 04/04/2014 07:35:00 +07:00

(VTC News)- Nhà ngoại giao kỳ cựu VN bình luận việc Thủ tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

(VTC News)- Nhà ngoại giao kỳ cựu VN bình luận việc Thủ tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Trong bữa tối ngày 28/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng ông Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, biên giới chỉ đến đảo Hải Nam.
bản đồ
hủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28/3 

Trả lời phỏng vấn VTC News, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế nói: "Đây là hành động thể hiện sự quan tâm của Đức dành cho Trung Quốc đã có từ hàng trăm năm trước".

Theo ông Trường, việc bà Merkel tặng ông Tập Cận Bình tấm bản đồ được họa sĩ người Pháp vẽ và xuất bản tại Đức cho thấy mối liên hệ song phương đã hình thành từ lâu. Tiến sỹ cho biết: "Hành động này hoàn toàn vô tư và tấm bản đồ là ấn phẩm chính xác".

Trong cuốn sách Về vấn đề Biển Đông mới xuất bản của mình, ông Trường đã nêu rõ: "Khảo sát tất cả bản đồ của Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều xác định đảo Hải Nam là cực nam".

So với tấm bản đồ bà Merkel tặng ông Tập Cận Bình, được vẽ vào năm 1735 bởi họa sĩ bản đồ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville, rõ ràng việc Hoàng Sa và Trường Sa không xuất hiện là hoàn toàn chính xác.

Theo chú thích của các trang web chuyên về bản đồ cổ, tác phẩm được d'Anville vẽ dựa vào các cuộc khảo sát địa lý của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc. Nó được gọi là đại diện của 'tổng hợp kiến thức châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18".

Trong tấm bản đồ, với chú thích bằng chữ Latin có nghĩa là 'Trung Quốc chuẩn' cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam.

Đài Loan và Hải Nam được vẽ bằng màu biến giới khác so với phần đại lục. Tất nhiên, Hoàng Sa và Trường Sa không thể xuất hiện trong tấm bản đồ 'Trung Quốc chuẩn' này.

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn