Mỹ mở lại đàm phán hòa bình với Taliban

Thế giớiChủ Nhật, 08/12/2019 18:11:00 +07:00

Mỹ đã mở lại vòng đàm phán về hòa bình Afghanistan với Taliban sau tuyên bố dừng đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 9 vừa qua.

Đặc phái viên của Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad hôm 7/12 đã tổ chức cuộc hội đàm chính thức đầu tiên với phiến quân Taliban kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ngừng "đàm phán hòa bình" với lãnh đạo Taliban sau khi nhân viên quân đội Mỹ bị giết trong một vụ tấn công ở Kabul.

Trước mắt, mục đích cuộc đàm phán sẽ tập trung vào việc có được cam kết từ Taliban về giảm bạo lực, và lâu dài là lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, tuyên bố của Mỹ cho biết. Đặc phái viên của Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad cũng đang cố gắng thiết lập nền tảng cho các cuộc đàm phán giữa những người Afghanistan ở cả hai phía của cuộc xung đột kéo dài.

Trong cuộc đàm phán, ngồi cùng Taliban tại bàn đàm phán là Anas Haqqani, một trong các thủ lĩnh của Taliban đã được trả tự do vào tháng trước để đổi lấy các giáo sư tại Đại học Mỹ ở Afghanistan - Kevin King người Mỹ và Timothy Weekks người Australia, phát ngôn viên văn phòng chính trị Taleban Suhail Shaheen cho biết trên trên Twitter.

anh 2

Phiến quân Taliban nhiều lần từ chối đàm phán với chính phủ Afghanistan (Aljazeera)

Theo dòng Tweet đăng tải trên Twitter, phát ngôn viên văn phòng chính trị Taliban Suhail Shaheen cho hay các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào hôm 8/12. Phát ngôn viên văn phòng chính trị Taliban cũng cho biết "chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc ký kết thỏa thuận".

Các cuộc họp được tổ chức tại Qatar - nơi Taliban duy trì một cơ quan chính trị, diễn ra sau nhiều ngày hội đàm tại thủ đô Kabul của Afghanistan, nơi Đặc phái viên của Mỹ về hòa giải Afghanistan có cuộc gặp Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani.

Taliban đã từ chối các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, gọi ông là “con rối” Mỹ. Thỏa thuận chia sẻ quyền lực do Mỹ làm trung gian giữa Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và “Giám đốc điều hành chính phủ” Abdullah Abdullah sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2014 đã bị sa lầy sâu sắc đến mức không thể xác định được một người chiến thắng rõ ràng.

Để chống lại một cuộc xung đột, Washington đã can thiệp và buộc hai ứng cử viên hàng đầu - Ghani và Abdullah - phải chia sẻ quyền lực trong một Chính phủ Thống nhất, vốn  đã bị tê liệt phần lớn vì sự tranh cãi không ngừng giữa hai nhà lãnh đạo.

Đặc phái viên của Mỹ về hòa giải Afghanistan Khalilzad đã trở lại với sứ mệnh hòa bình của mình sau chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Donald Trump tới Afghanistan trong dịp Lễ Tạ ơn vừa qua. Các cuộc không kích của Mỹ tại Afghanistan đã giết chết 37 Taliban và các hoạt động của Lực lượng An ninh quốc gia Afghanistan đã giết chết 22 chiến binh Taliban khác. Những người nổi dậy đã thực hiện các cuộc tấn công hàng ngày chống lại các tiền đồn quân sự trên lãnh thổ Afghanistan. Hiện lực lượng này kiểm soát gần một nửa lãnh thổ Afghanistan.

Ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng với cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở Afghanistan, ông liên tục nói rằng mong muốn đưa các binh sĩ Mỹ ở nước này về Mỹ và kêu gọi cảnh sát và quân đội của chính Afghanistan tiến lên. Chính phủ Afghanistan cũng bị chỉ trích vì tham nhũng không ngừng.

Khoảng 12.000 lính Mỹ hiện diện ở Afghanistan hỗ trợ các nhiệm vụ huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ các lực lượng Afghanistan theo nhiệm vụ của NATO và tiến hành các hoạt động chống khủng bố.

Tổng thống Donald Trump cho biết vào cuối tháng 8 rằng các nhà đàm phán Mỹ đang làm việc để giảm số lượng lính Mỹ ở Afghanistan và hy vọng sẽ giảm xuống con số 8.600. Tuy nhiên, đầu tháng 9, ông Trump tuyên bố ngừng "đàm phán hòa bình" với lãnh đạo Taliban sau khi nhân viên quân đội Mỹ bị giết trong một vụ tấn công ở Kabul.

Anh Kông
Bình luận
vtcnews.vn