Hội đồng Bảo an và 3 phút cho lời thỉnh cầu của NTC

Thế giớiThứ Ba, 01/11/2011 08:08:00 +07:00

(VTC News) – Hôm qua (31/10), hành động quân sự của NATO chính thức chấm dứt, đồng nghĩa với việc từ ngày 1/11, NTC chính thức quản lí vùng trời Libya.

(VTC News) – Dù chính phủ lâm thời Libya nhiều lần bày tỏ mong muốn đẩy lùi biểu quyết, ngày 27/10, Hội đồng Bảo an vẫn thông qua Nghị quyết 2016, quyết định 23h59’ ngày 23/10 theo giờ Libya hủy bỏ vùng cấm bay tại Libya.

Hôm qua (31/10), hành động quân sự của NATO tại quốc gia này cũng đã chính thức chấm dứt. Động thái này đồng nghĩa với việc từ ngày 1/11, Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) chính thức quản lí vùng trời Libya.

Theo giới phân tích, chính phủ mới tại Libya có thể thực hiện chuyển tiếp chính trị một cách hòa bình và ổn định được hay không trong tình hình không có sự ủng hộ của bên ngoài vẫn phải chờ đợi và quan sát.

Mong muốn đẩy lùi việc thông qua nghị quyết


Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này sau khi thông tin Gaddafi chết được đưa ra 1 tuần và NTC tuyên bố Libya toàn quốc giải phóng được 4 ngày. Do 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đều bỏ phiếu tán thành nên cuộc họp kết thúc trong vòng chỉ chưa đầy 3 phút.

Sau hội nghị, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin còn vui vẻ nói với phóng viên: “Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhanh chóng ra quyết định với hiệu suất cao như thế này về vấn đề Libya thật khiến người ta ngạc nhiên”.

NTC tuyên bố Libya hoàn toàn giải phóng 

Nghị quyết mới này của HĐBA đã tạo cơ sở cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chấm dứt hành động quân sự tại Libya. Tuy nhiên, đối với NTC thì nghị quyết này lại tương đối sớm. Một ngày trước khi HĐBA thông qua nghị quyết mới, NTC nhiều lần bày tỏ nguyện vọng mong NATO kéo dài hành động quân sự tại Libya.

Ngày 26/10, tại hội nghị công khai của HĐBA liên quan đến vấn đề Libya, Phó đại diện thường trực của NTC tại Liên Hợp Quốc Ibrahim Dabbashi bày tỏ: "Libya mong muốn Hội đồng Bảo an đầy lùi biểu quyết trong vài ngày“.

Ông còn kêu gọi Hội đồng Bảo an cho NTC một thời gian nhất định để đánh giá toàn diện tình hình an ninh của Libya hiện nay và khả năng kiểm soát biên giới của NTC.

Cùng ngày, Chủ tịch NTC Abdul Jalil bày bỏ tại Doha: “Libya hi vọng NATO kéo dài hành động quân sự đến cuối năm để giúp đỡ NTC ứng phó với lực lượng ủng hộ Gaddafi còn sót lại, hơn nữa đề phòng vũ khí được chuyển sang các nước khác”.

Vì sao Nghị quyết vẫn được thông qua?

Thứ nhất, tiền đề thiết lập vùng cấm bay tại Libya đã không tồn tại.

Ngày 17/3/2011, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1973 lập vùng cấm bay ở Libya. Mục đích là “áp dụng các biện pháp thiết thực” bảo vệ dân thường và khu vực sinh sống có thể bị tấn công của dân thường.

Ngày 19/3, các quốc gia phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ và một bộ phận quốc gia Ả rập bắt đầu tiến hành hành động quân sự với Libya.

Ngày 31/3, NATO chính thức tiếp quản quyền chỉ huy quân sự đối với Libya. Hành động quân sự của NATO đã tác động trực tiếp giúp quân đội NTC thay đổi cục diện trên chiến trường.

Hội đồng Bảo an biểu quyết thông qua Nghị quyết 2016 

Từ khi thiết lập vùng cấm bay vào tháng 7, môi trường chính trị Libya có thay đổi to lớn: chính quyền Gaddafi sụp đổ, Gaddafi thiệt mạng, Libya hoàn toàn giải phóng.

Hội đồng Bảo an cho rằng vùng cấm bay với sứ mệnh bảo vệ dân thường giờ đây đã không còn cần thiết.

Thứ hai, phương Tây vội tháo thân khỏi Libya.


Với tư cách là quốc gia tiên phong trong hành động quân sự tại Libya, Anh lại cũng là nước tích cực tham gia quá trình khởi thảo bản thảo Nghị quyết 2016. Ông Churkin cho biết: “Sau khi Nga nhận được bản dự thảo Nghị quyết, hai nước Nga – Anh đã tiến hành hợp tác tốt đẹp và có hiệu quả. Bản dự thảo nghị quyết là kết quả nỗ lực chung của nhiều nước".

Từ hành động của Anh có thể thấy các quốc gia phương Tây mong muốn thoát thân khỏi Libya. Có nhà quan sát chỉ ra rằng, tuy NATO áp dụng hành động quân sự với Libya với lí do bảo vệ dân thường nhưng lại khiến rất nhiều dân thường thiệt mạng và khiến Libya xuất hiện nhiều hiện tượng phi nhân đạo. Nội bộ các quốc gia phương Tây đã tranh luận rất nhiều về vấn đề này, áp lực dư luận trong nước và quốc tế cũng ngày một lớn.
 
Trong 28 thành viên của NATO thì chỉ có 8 thành viên tham gia vào hành động không kích. Hiện nay, các quốc gia cầm đầu áp dụng hành động quân sự với Libya do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ Châu Âu không thể không thực hiện chính sách thắt chặt tài chính; do đó đã không thể gánh vác khoản chi khổng lồ để kéo dài hành động tại Libya.

Theo giới phân tích, do thành phần NTC phức tạp, không có nhiều kinh nghiệm quản lí, nên sau khi HĐBA hủy bỏ vùng cấm bay và NATO chấm dứt hành động quân sự, một NTC dựa vào phương Tây để nắm quyền rốt cuộc có thể nhanh chóng đem đến cho nhân dân Libya một đất nước mới hay không vẫn còn là câu hỏi đang để ngỏ.

Sáng Nguyễn

Bình luận
vtcnews.vn