Bình Nhưỡng 'thay da đổi thịt' thế nào qua lăng kính phóng viên CNN?

Thế giớiThứ Ba, 28/02/2017 14:38:00 +07:00

Phóng viên Will Ripley của CNN chia sẻ về những đổi thay ở Bình Nhưỡng sau chuyến công tác thứ 10 của anh đến thủ đô của quốc gia được cho là bí ẩn nhất nhì thế giới.

Theo Will Ripley, trong chuyến đi này, anh lần đầu có cơ hội tiếp cận gần với người dân Bình Nhưỡng, vượt qua rào cản của hãng tin phương Tây để tìm hiểu về sự cô lập của Triều Tiên hay quan điểm của họ về Donald Trump.

ttt

 Chân dung một nữ binh sỹ Triều Tiên. (Ảnh: CNN)

Cột mốc mới

Lần trở lại Triều Tiên này của Ripley đầy ắp những cột mốc quan trọng với anh. Đây là lần đầu tiên Facebook CNN thực hiện phát trực tiếp từ Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, phóng viên của CNN cũng lần đầu được sử dụng camera thực tế ảo ghi hình ở một số khu vực như Quảng trường Kim Il-sung, lễ hội hoa Kimjongilia, trường học dành cho trẻ mồ côi hay một bệnh viện mắt mới khai trương.

tt

 Những tòa nhà cao tầng san sát ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: CNN)

Đây là những tư liệu quý mà CNN dự kiến sẽ sớm phát hành, giúp khán giả của hãng hình dung được phần nào cuộc sống ở Bình Nhưỡng. Chưa kể, Ripley lần đầu được thoải mái đăng tải ảnh, video lên các mạng xã hội như nstagram, Twitter và Facebook.

Trong chuyến đi này, Ripley may mắn được tiếp xúc với nhà kinh tế Triều Tiên, Giáo sư Ri Gi Song. Qua cuộc phỏng vấn này, anh biết được ở Triều Tiên, công việc tay chân có thù lao gấp đôi so với làm việc văn phòng và một trong những nghề có thu nhập cao nhất là thợ mỏ.

Xa xỉ phẩm

Phóng viên của CNN nói, họ lấy làm ngạc nhiên khi ở các cửa hàng tại Bình Nhưỡng, không thiếu các sản phẩm mang thương hiệu xa xỉ như Hermes, Versace hay Gucci.

Thậm chí, ở thủ đô của Triều Tiên cũng có những quán cà phê đắt đỏ với mức giá 8 USD cho một cốc mocha hay các cửa hàng bán độ điện tử hiện đại, thời thượng.

Video: Bên trong quán cà phê ở Bình Nhưỡng

Bên cạnh những món ăn truyền thống, các nhà hàng sang trọng ở Bình Nhưỡng còn có bánh mỳ kẹp thịt hay khoai tây chiên theo thực đơn phương Tây.

Ripley nói anh không nhìn thấy dấu hiệu gì của nạn đói mà truyền thông từng đề cập đến trước đây. Tuy nhiên, phóng viên của CNN cũng thừa nhận, không thể ngoại suy từ Bình Nhưỡng ra các vùng còn lại của Triều Tiên.

Video: Cuộc sống ở Triều Tiên qua ống kính phóng viên CNN

Không internet, không gọi quốc tế

Ripley nói, khi anh đến Bình Nhưỡng, những người dân bình thường không có internet và sử dụng điện thoại quốc tế. Cách duy nhất để tiếp cận với thông tin quốc tế là qua truyền hình nhà nước.

Khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa, phần còn lại của thế giới có thể nhanh chóng nắm được thông tin. Tuy nhiên, người dân nước này lại biết đến qua bản tin truyền hình vào ngày hôm sau.

Theo phóng viên của CNN, có thể hiện nay Triều Tiên đang dần dần mở cửa, tuy nhiên quá trình này vẫn dựa trên những điều kiện riêng của Bình Nhưỡng.

Tùng Đinh (Nguồn: CNN)
Bình luận
vtcnews.vn