Bác sĩ phẫu thuật não từ xa cho bệnh nhân cách 3.000 km qua mạng 5G

Thế giớiThứ Hai, 18/03/2019 11:24:00 +07:00

Một bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã thực hiện ca phẫu thuật não từ xa đầu tiên trên thế giới bằng công nghệ 5G, khi bệnh nhân cách bác sĩ phẫu thuật 3.000 km.

Theo RT, một bệnh nhân mắc bệnh Parkinson tại Bệnh viện Đa khoa PLA Trung Quốc (PLAGH) đã được phẫu thuật từ xa dựa trên công nghệ di động thế hệ mới 5G ở Trung Quốc do China Mobile và Huawei 5G hỗ trợ.

Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới sử dụng 5G là Ling Zhipei, bác sĩ trưởng của Trung tâm y tế thuộc PLAGH có trụ sở tại Bắc Kinh. Ông cũng là Trưởng Khoa phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện Hải Nam thuộc PLAGH.

651c92998991465fa592bac103aa1c14

 Bác sĩ Ling Zhipei. (Ảnh: CGTN News)

Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng ba giờ. Quá trình cấy ghép kích thích não sâu (DBS) đã được Bác sĩ Ling Zhipei thực hiện thông qua sự hỗ trợ của 5G.

Cách xa 3.000 km, Bác sĩ Ling Zhipei đã cấy kích thích thần kinh vào não của bệnh nhân. Ca phẫu thuật bắt đầu lúc 9h sáng 17/3, tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. 

Với một máy tính kết nối với mạng 5G, ông Ling đã cấy thành công DBS vào vị trí mục tiêu một cách tối ưu.

Cuộc phẫu thuật được cho là kéo dài ba giờ và kết thúc thành công. Theo thông tin được công bố, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đã cảm thấy khỏe sau ca phẫu thuật tiên phong này.

"Mạng 5G đã giải quyết các vấn đề như độ trễ video và độ trễ điều khiển từ xa gặp phải trong mạng 4G, đảm bảo hoạt động gần như theo thời gian thực. Và bạn hầu như không cảm thấy rằng bệnh nhân ở cách xa 3.000 km" - Bác sĩ Ling cho hay.

phau-thuat-nao-trung-quoc-1

 Ca phẫu thuật não từ xa đầu tiên qua mạng 5G được thực hiện ở Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters)

Mạng 4G thông thường không cho phép các hoạt động phẫu thuật được thực hiện do độ trễ của video và điều khiển từ xa. Thành công của ca phẫu thuật từ xa này đã đánh dấu một bước đột phá lớn trong ngành y học Trung Quốc, bác sĩ nói.

Các tổ chức y tế trên toàn thế giới đã thực hiện một loạt các thí nghiệm với kỹ thuật phẫu thuật bằng robot, nổi bật nhất là Hệ thống phẫu thuật da Vinci của Mỹ. Nhưng công nghệ vẫn chưa tạo ra tác động thương mại đáng kể, vì các thiết bị hiện có bị chỉ trích với một số vấn đề về hiệu suất.

Phẫu thuật từ xa có thể cho phép mọi người từ các vùng xa hoặc nghèo, cũng như các vùng chiến tranh, nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức từ các bác sĩ hàng đầu trên toàn cầu. Do băng thông lớn và độ trễ thấp, 5G cho phép "độ trễ hoạt động cực kỳ thấp" trong khi phẫu thuật, nhà sản xuất cho biết.

5G xuất hiện lần đầu trong ca phẫu thuật từ xa vào tháng 1/2019, khi một bác sĩ Trung Quốc thực hiện thành công ca phẫu thuật trên gan động vật tại Đại học Y Phúc Kiến. Vào giữa tháng 3, các giải pháp của Huawei đã được sử dụng trong ca phẫu thuật từ xa 5G đầu tiên của con người - cũng trên gan - trong một bệnh viện ở Thâm Quyến cách nơi làm việc của bác sĩ ở Bắc Kinh 2.000 km.

Những nỗ lực của Huawei trong việc phát triển mạng 5G gặp trở ngại không nhỏ khi công ty này bị Mỹ cáo buộc hoạt động gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Trump đã đặc biệt kiên trì trong việc cố gắng đưa Huawei vào danh sách đen trên toàn thế giới với các cáo buộc gián điệp.

Căng thẳng leo thang hơn nữa khi giám đốc tài chính của công ty, bà Meng Wanzhou, bị giam giữ tại Canada theo lệnh của Mỹ vào tháng 12/ 2018. Cùng với Canada, New Zealand, Australia và Anh, Washington đã cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G ở các nước này. Mỹ cũng cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các sản phẩm của Huawei vì lý do bảo mật. Huawei đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ vì quyết định này.

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn