Ảnh: Tù binh phát xít Đức bị Liên Xô bắt giữ trong Thế chiến II được đối xử thế nào?

Thế giớiChủ Nhật, 17/09/2017 07:11:00 +07:00

Trong Thế chiến II, Liên Xô bắt giữ khoảng 2,3 đến 3,4 triệu tù binh phát xít Đức, mặc dù Liên Xô gặp nhiều khó khăn trong những năm chiến tranh những vẫn đảm bảo điều kiện sinh hoạt tương đối tốt cho tù binh và thậm chí còn trả lương cho họ.

Cuộc sống trong tù không bao giờ là điều dễ dàng, song có một thực tế là tù binh Đức bị Liên Xô bắt giữ có điều kiện sinh hoạt tốt hơn tù binh Liên Xô bị phát xít Đức bắt giữ. Phía Liên Xô thậm chí còn trả lương cho các tù binh Đức và còn cho phép những tù binh này nhận thư từ và bưu kiện từ quê nhà.

Tù binh Đức bị buộc phải tham gia vào khai thác gỗ, xây dựng nhà cửa, cầu cống và các loại công việc khác. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov từng tuyên bố, không một tù binh Đức nào được trả tự do chừng nào mà Stalingrad chưa được xây dựng lại.

GPOW - 01

Trên thực tế, tù binh Đức bị Liên Xô bắt giữ trong Thế chiến 2 đến từ Đức và nhiều nước đồng minh của Đức Quốc Xã như Italia, Rumani, Hungari, Phần Lan, Croatia, Thụy Điển... (Ảnh: Arkady Shaikhet) 

Không như người ta lầm tưởng, công việc của tù binh Đức bị Liên Xô bắt giữ không hề mang tính bóc lột. Các tù binh Đức không làm việc quá 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí còn được trả lương dù khoản tiền này không lớn. Tù binh làm vượt định mức còn có thể gửi tiết kiệm, một số còn đủ tiền để mua trang sức trước khi trở về nhà sau khi được trả tự do.

Theo thống kê, có 15% tù binh Đức và các nước đồng minh của Đức Quốc Xã thiệt mạng trong trại tù binh của Liên Xô, phần lớn vào những năm chiến tranh khi Liên Xô thiếu nghiêm trọng lương thực, quần áo ấm và nhà cửa. Con số này nhỏ hơn nhiều so với con số 58% tù binh Liên Xô bị phát xít Đức bắt giữ thiệt mạng.

GPOW - 02

 Đến nay con số tù binh Đức bị Liên Xô bắt giữ vẫn chưa được xác định chính xác, rơi vào khoảng từ 2,3 đến 3,4 triệu, trong ảnh là tù binh Đức bị bắt giữ tại Berlin năm 1945, phía sau là Brandenburger Tor. (Ảnh: Ivan Schagin)

GPOW - 03 3

Có trên 300 trại tù binh được xây dựng trên lãnh thổ Liên Xô, mỗi trại chứa khoảng vài trăm đến vài ngàn tù binh và tồn tại trong vài tháng đến vài năm, trong ảnh là tù binh Rumani tại Odessa tháng 8/1941. (Ảnh: Anatoly Egorov) 

GPOW - 04 4

 Những người phụ nữ áp giải tù binh Đức tại khu vực gần thủ đô Mátxcơva, ảnh chụp khoảng tháng 1 hoặc tháng 3/1942. (Ảnh: Viktor Temin)

GPOW - 05 5

 Tù binh Đức và tù binh Rumani bên trong cửa hàng tại trại tù binh, thường thì tù binh các nước đồng minh của Đức Quốc Xã được đối xử tốt hơn từ binh Đức, nên nhiều tù binh Đức cố gắng giấu thân phận của mình.

GPOW - 06 6

 Tù binh Rumani tại trại Odessa, tháng 8/1941, mặc dù trong thời kỳ chiến tranh Liên Xô gặp nhiều khó khăn song vẫn cố gắng đảm bảo các bữa ăn tương đối tốt cho các tù binh. (Ảnh: Anatoly Egorov)

GPOW - 07 7

 Tù binh Đức cũng cố gắng vượt ngục, từ năm 1942 đến năm 1948 có trên 11.000 tù binh tìm cách vượt ngục nhưng chỉ có 3% thoát được, trong ảnh là tù binh Đức bị áp giải ở gần thành phố Spas-Demensk năm 1942. (Ảnh: Sergey Korshunov)

GPOW - 08 10

 Tháng 1/1945, tù binh tại trại tù gần thành phố Minsk nổi dậy, bắt giữ lính gác làm con tin vì điều kiện ăn uống tồi tệ, hơn 100 người thiệt mạng trong vụ nổi dậy này, trong ảnh là tù binh Đức. (Ảnh: Georgy Zelma)

GPOW - 09 11

 Sau năm 1946, tù binh dần dần được hồi hương, đầu tiên là những người bị ốm và tàn tật, lần ân xá cuối cùng diễn ra vào năm 1955 và có sự tham dự của thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer. (Ảnh: Bundesarchiv)

GPOW - 10 12

 Tù binh Đức sau Chiến dịch công phá Berlin, tháng 5/1945. (Ảnh: Arkady Shaikhet)

Nguyễn Tiến
Chuyên đề: Bầu cử Đức 2017
Bình luận
vtcnews.vn