Ảnh: Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc trong lễ hạ thủy

Thế giớiThứ Tư, 26/04/2017 14:36:00 +07:00

Việc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự tay sản xuất là dấu hiệu cho thấy nước này đang làm chủ công nghệ đóng tàu cỡ lớn.

Lễ hạ thủy tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc đã diễn ra sáng 26/4 tại thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc nước này.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 1

 Đây là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc hoàn toàn tự sản xuất. Trước đó, nước này đã đưa vào hoạt động tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 2

 Tàu sân bay mới vẫn chưa có tên chính thức, hiện được gọi là 001A.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 3

 Tàu có lượng choán nước khoảng 70.000 tấn, dài 315 m, chiều rộng phần thân có đoạn lớn nhất lên tới 75 m.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 4

 Về cơ bản, tàu sân bay 001A khá giống Liêu Ninh, chỉ lớn hơn một chút và khác một số điểm ở cấu trúc thượng tầng. Tuy nhiên, 001A được cho là có nhiều cải tiến quan trọng so với Liêu Ninh và có khả năng chiến đấu tốt hơn.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 5

 Tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ giúp hình thành thêm một nhóm tác chiến tàu sân bay với hàng không mẫu hạm ở trung tâm, trong khi máy bay và các tàu chiến ở xung quanh làm nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 6

Việc hạ thủy tàu sân bay trùng với dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc. Theo các nhà quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang làm chủ công nghệ đóng tàu cỡ lớn.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 7

 Giới phân tích quân sự nhận định Trung Quốc đang tập trung mạnh vào chế tạo tàu sân bay nhưng năng lực tác chiến chỉ bằng 4% so với Hải quân Mỹ.

Tau san bay tu che dau tien cua Trung Quoc trong le ha thuy hinh anh 8

 Tàu sân bay của Trung Quốc có đường băng kiểu “nhảy cầu” nên các máy bay phải giới hạn lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo, dẫn đến giảm hiệu suất chiến đấu, đặc biệt là không thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

(Nguồn: Zing News)
Chuyên đề: Tin tức Trung Quốc
Bình luận
vtcnews.vn