10 núi lửa đáng sợ làm thay đổi lịch sử nhân loại

Thế giớiThứ Sáu, 01/04/2016 07:20:00 +07:00

Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến nhiều vụ nổ vô cùng thảm khốc, tuy nhiên 10 vụ phun trào của các ngọn núi lửa dưới đây được cho là tiêu biểu nhất.

(VTC News) - Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến nhiều vụ nổ vô cùng thảm khốc, tuy nhiên 10 vụ phun trào của các ngọn núi lửa dưới đây được cho là tiêu biểu nhất.

Bẫy Deccan  (cách đây 60 triệu năm)

Khoảng 63 đến 67 triệu năm trước, Trái đất từng chứng kiến sự xuất hiện của hàng trăm núi lửa khổng lồ.

Nham thạch của chúng tạo nên vùng cao nguyên Deccan mênh mông ở Ấn Độ ngày nay. Vùng nham thạch bao phủ một khu vực có diện tích lên tới 1,5 triệu km vuông, lớn hơn 2 lần diện tích bang Texas của Mỹ.
Bẫy Deccan xảy ra khoảng 63 - 67 triệu năm trước, có thể là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng
Bẫy Deccan xảy ra khoảng 63 - 67 triệu năm trước, có thể là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng 
Thời gian của các vụ phun trào xảy ra ngay trước thời điểm khủng long tuyệt chủng hay còn gọi là sự kiện tuyệt chủng K - T (sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại Đệ tam).

Sau khi giả thiết về núi lửa được công bố, nhiều nhà khoa học cho rằng sự kết hợp giữa thiên thạch và núi lửa có thể là một khả năng để "đưa toàn bộ khủng long về thế giới bên kia".

Siêu núi lửa Yellowstone (640.000 năm trước)

Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, siêu núi lửa Yellowstone nằm dưới công viên quốc gia cùng tên thuộc các bang Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ đã từng xảy ra nhiều vụ phun trào lớn.

Cách đây 640.000 năm, siêu núi lửa này đã "nổi cơn thịnh nộ", nó đã phóng ra hơn 1.000km3 khói và nham thạch vào bầu khí quyển, đủ để chôn vùi một thành phố lớn tới độ sâu vài km. 
Siêu núi lửa Yellowstone có thể thức giấc lần nữa, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người trên trái đất
Siêu núi lửa Yellowstone có thể "thức giấc" lần nữa, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người trên trái đất 

Cho tới năm 2016, các nhà khoa học cũng không chắc chắn về số lượng của các vụ phun trào núi lửa ở bang Idaho. Tuy nhiên, theo báo cáo vào ngày 10/2/2016 cho thấy có tới 12 vụ phun trào núi lửa dữ dội xảy ra từ giữa 8 triệu tới 12 triệu năm trước đây.

Một số nhà nghiên cứu dự đoán siêu núi lửa Yellowstone có thể "thức giấc" lần nữa, nó sẽ làm biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người trên trái đất.

Đảo Santorini (năm 1645 TCN và 1500 TCN)

Khoảng giữa năm 1645 TCN và năm 1500 TCN, ngọn núi lửa trên đảo Thera (sau này được gọi là đảo Santorini thuộc Hy Lạp) đã phun trào với sức mạnh tương đương của vài trăm quả bom nguyên tử, làm rung chuyển Địa Trung Hải.

Các nhà khảo cổ tin rằng nền văn minh Minoan trên đảo Thera có lẽ đã bị hủy diệt sau khi các đám tro bụi khổng lồ bao bọc các thành phố và sóng thần nhấn chìm các đội tàu biển của họ. 
Ngọn núi lửa trên đảo Thera đã phun trào với sức mạnh tương đương của vài trăm quả bom nguyên tử
Ngọn núi lửa trên đảo Thera đã phun trào với sức mạnh tương đương của vài trăm quả bom nguyên tử 
Núi Vesuvius (năm 79 sau công nguyên)

Núi Vesuvius có dạng hình nón, nằm ở phía Đông Naples, Italy. Núi Vesuvius nổi tiếng với lần phun trào vào năm 79 sau công nguyên đã vùi lấp, phá hủy các thành phố La Mã cổ đại là Pompeii và Herculaneum. 

Ngày nay, Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì vẫn có hơn 3 triệu người sống gần đó và nó luôn có xu hướng phun nổ.
Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới
Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới
Núi lửa Laki - Iceland (1783)

Núi lửa Laki phun trào vào năm 1783, ước tính có 122 triệu tấn sulphur dioxide được thải ra. Nó gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về cây trồng, vật nuôi và khiến hơn 1/5 dân số thiệt mạng.

Cũng như những vụ phun trào khác, núi lửa Laki cũng phun ra một lượng khói bụi, nham thạch vào bầu khí quyển, gây ảnh hưởng không nhỏ tới khí hậu của thế giới.
Núi lửa Laki phun trào vào năm 1783 khiến hơn 1/5 dân số thiệt mạng
Núi lửa Laki phun trào vào năm 1783 khiến hơn 1/5 dân số thiệt mạng 
Núi lửa Tambora (1815)

Thảm họa núi lửa phun trào Tambora được ghi nhận là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại khi chỉ số phun trào núi lửa (VEI) được đánh giá cấp 7.

Hiện nay, ngọn núi lửa này vẫn còn hoạt động, nó nằm trên đảo Sumbawa và là một trong những đỉnh núi cao nhất trong quần đảo Indonesia. 

Trận phun trào lớn nhất diễn ra vào tháng 4/1815 và có sức ảnh hưởng tới tận hòn đảo Sumatra, cách đó hơn 1.930 km. Ước tính, vụ phun trào này đã chôn vùi 71.000 người.

Trận phun trào núi lửa Tambora làm hình thành các miệng núi lửa khổng lồ có đường kính lên tới 6 km và sâu 1.100 m.
Thảm họa núi lửa phun trào Tambora được ghi nhận là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại
Thảm họa núi lửa phun trào Tambora được ghi nhận là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại 
Núi lửa Krakatoa (1883)

Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia.

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào ngày 26-27/08/1883 đã tạo ra một cơn sóng thần cao tới 40 m, khiến 36.000 người thiệt mạng, còn đảo Krakatoa chìm xuống đáy đại dương.

Vào tháng 12/1927, các nhà thám hiểm nhìn thấy một hòn đảo mới mọc lên tại vị trí của đảo Krakatoa.

Người ta gọi nó là Anak Krakatoa (con của Krakatoa). Ngày nay Anak Krakatoa vẫn phun dung nham vào không khí.
Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia
Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia 
Núi lửa Novarupta (1912)

Novarupta là một trong những núi lửa thuộc dãy núi lửa Alaska Peninsula (một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương) và được xem là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong thế kỷ 20.

Đợt phun trào mạnh mẽ với 12.5 km3 dung nham và tro bụi đã tràn vào không khí, đồng thời vùi lấp một khu vực có diện tích khoảng 7.800 km2.
Novarupta được xem là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong thế kỷ 20
Novarupta được xem là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong thế kỷ 20 
Núi lửa St. Helens (1980)

Núi lửa St. Helens  nằm cách bang Seattle khoảng 154 km, là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Mỹ.

Vụ phun trào nổi tiếng diễn ra vào ngày 18/05/1980 làm 57 người chết và gây thiệt hại nặng nề cho khu vực xung quanh. Vụ phun trào tạo ra những cột tro cao khoảng 24 km và theo gió phát tán khắp 11 bang tại Mỹ.

Sau hơn 20 năm im lìm nằm ngủ, núi lửa St. Helens đã tái hoạt động vào năm 2004 và thải ra hơn 100 triệu m3 dung nham cùng hàng tấn đá và tro bụi.
Núi lửa St. Helens là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Hoa Kỳ
Núi lửa St. Helens là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Mỹ
Núi lửa Pinatubo (1991)

Pinatubo đã từng được xem là ngọn núi yên bình nằm trên đảo Luzon của Philippines. Tuy nhiên, vào năm 1991, Pinatubo đã thực sự "thức giấc" khi tạo ra một cột bụi khói cao tới 35 km, mang theo 5 km3 đất đá và dòng nham thạch tràn xuống nhấn chìm các khu vực xung quanh. 

Đợt phun trào cũng giải phóng hàng triệu tấn sulfur dioxide và các phần tử khác ra khắp nơi, khiến khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 độ C trong 2 năm sau đó.
Năm 1991, núi lửa Pinatubo phun trào khiến khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 độ C trong 2 năm sau đó
Năm 1991, núi lửa Pinatubo phun trào khiến khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 độ C trong 2 năm sau đó 

Hà Phương (theo L
ivescience)
Bình luận
vtcnews.vn