Thế giới "phân biệt đối xử" giữa Ấn Độ và Triều Tiên

Thế giớiThứ Sáu, 20/04/2012 01:11:00 +07:00

(VTC News) - Dư luận thế giới và ngay cả Trung Quốc không hề có phản ứng mạnh mẽ đối với Ấn Độ sau vụ thử tên lửa liên lục địa, khác hoàn toàn với Triều Tiên.

(VTC News) - Dư luận thế giới và ngay cả Trung Quốc không hề có phản ứng mạnh mẽ đối với Ấn Độ sau vụ thử tên lửa liên lục địa, khác hoàn toàn với Triều Tiên.

Trong những ngày gần đây, 2 vụ phóng tên lửa tầm xa đã diễn ra tại Triều Tiên và Ấn Độ, tuy nhiên phản ứng của dư luận thế giới với 2 nước là hoàn toàn khác nhau.

Nhà phân tích quân sự Rahul Bedi ở Ấn Độ cho biết: "Điều quan trọng không phải thứ vũ khí và là ai đang cầm vũ khí đó trên tay. Triều Tiên bị lên án bởi họ đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận về hạt nhân của thế giới, trong khi đó Ấn Độ là quốc gia đủ tầm để thực hiện điều này."

Hình ảnh tên lửa hạt nhân liên lục địa của Ấn Độ trong vụ thử hôm qua. 

Sau khi thử quả bom hạt nhân đầu tiền vào năm 1974, Ấn Độ đã phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ trong hàng chục năm. Đến 2008, Mỹ mới xóa bỏ lệnh cấm và cho phép Ấn Độ nghiên cứu hạt nhân với mục đích dân sự.

Vụ thử thành công đã khiến người Ấn Độ tự hào về tên lửa Agni-V của mình. Tuy nhiên tên lửa với tầm bắn 5.000km này cần có nhiều thêm những thử thách nữa trước khi góp mặt trong kho vũ khí của quốc gia Nam Á.

Sự phân biệt đối xử của thế giới giữa Ấn Độ và Triều Tiên đã rõ ràng ngay từ khi các bên còn chưa bắt đầu phóng tên lửa, hãng tin AP cho hay. Triều Tiên nói đó là vụ phóng tên lửa mang vệ tinh quan sát lên quỹ đạo nhưng đã bị các nước phương Tây nghi ngờ là hành động thử tên lửa tầm xa trá hình.
Hình ảnh tên lửa Agni-V với tầm bắn 5.000km của Ấn Độ. 

Trong khi đó, Ấn Độ ngay từ đầu nói đây là vụ thử tên lửa hạt nhân liên lục địa. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải chịu bất kỳ sự lên án nào từ dư luận quốc tế. Thậm chí, các quốc gia khác còn chúc mừng họ sau khi vụ thử thành công, góp mặt trong 6 nước trên thế giới có tên lửa liên lục địa.

Các quan chức Ấn Độ cũng khẳng định, vụ thử tên lửa này không hề gây ra mối đe dọa nào cho thế giới cũng như các nước trong khu vực. Theo họ, Ấn Độ không có chính sách tấn công trước mà sử dụng vũ khí của mình trong trường hợp tự vệ và răn đe.

Trung Quốc, quốc gia nằm trong tầm bay của tên lửa Agni-V đã từ chối bình luận về vấn đề này, họ chỉ cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục xem nhau như đối tác chiến lược để phát triển quan hệ.

Trong khi đó, người hàng xóm có quan hệ không mấy thân thiết Pakistan cũng không có phản ứng về vấn đề này. Họ cho biết, Ấn Độ đã thử tên lửa trong thời gian cho phép mà 2 bên đã có thỏa thuận trước đây.
Vị trí phóng thử tên lửa của Ấn Độ sáng nay. 

Lí giải vấn đề này, ông Uday Bhaskar, cựu Chủ nhiệm Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ nói: "Sở dĩ có điều này vì Ấn Độ là quốc gia góp phần vào sự ổn định, cân bằng an ninh toàn cầu, trong khi đó Triều Tiên thì không."

Mặc dù vậy, vẫn có một số nguồn tin không chính thức từ phía Trung Quốc cho hay Ấn Độ không nên quá kiêu ngạo và đánh giá quá cao sức mạnh thực sự của mình

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn