Thấy gì từ việc The Kafe tăng trưởng nóng, đóng cửa nhanh?

Kinh tếThứ Bảy, 30/09/2017 07:24:00 +07:00

Dù chuỗi cửa hàng nhãn hiệu “The Kafe” đã đóng cửa trên thị trường nhưng cái tên Chi Anh và The Kafe vẫn chưa bao giờ bị nguội, bị lãng quên.

Một cô gái trẻ, giỏi và có tầm nhìn chiến lược đã rất thành công khi đã xây dựng lên một chuỗi cửa hàng F&B bán café và một số đồ ăn dạng fast-food và snack đã làm lên điều tuyệt với và truyền cảm hứng cho nhiều star-tup khác.

Với lối thiết kế cửa hàng hiện đại, các dịa điểm được lựa chọn kỹ lưỡng (địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng của ngành F&B), The Kafe tập trung vào không gian hiện đại, hướng tới các khách hàng trẻ tuổi và những người sành điệu, hợp thời.

the_kafe_box_19-1646

The Kafe - tăng trưởng nóng, đóng cửa nhanh: Liệu đó có được gọi là thành công.

Đỉnh điểm của sự thành công đó là bà chủ start-up The Kafe đã gọi được vốn 5,5 triệu đô la Mỹ - một con số mà bất kỳ người làm kinh doanh nào, start-up nào, hoặc mẹ bỉm sữa nào cũng phải ước mơ và thèm muốn.

Đó là một sự thành công về mặt chiến lược, nếu bạn xây chuỗi lên chỉ để bán chuỗi. Và với tình huống nghiên cứu “The Kafe” này có thể là một hình mẫu lý tưởng cho mô hình khởi nghiệp “xây và bán”, rồi lấy tiền làm việc khác, khá thông minh và hợp thời.

Chúng ta thực sự phải thừa nhận về giá trị và năng lực của người sáng lập và phát triển chuỗi The Kafe. Nhưng đằng sau đó, liệu có những điều mà các nhà khởi nghiệp, nhà doanh nghiệp phải suy ngẫm và nên học hỏi: ''Vì sao The Kafe phải đóng cửa''?

Có phải thực sự là do có quá nhiều tiền nên sức ép tăng trưởng chuỗi, sức ép gia tăng nhân sự dẫn đến thất bại của chuỗi? Với sự tăng trưởng nóng về tín dụng và sức ép giải ngân tín dụng của quỹ đầu tư, kết hợp với sự chuẩn bị không kỹ càng và phần may mắn có quá nhiều tiền nhờ gọi vốn, chứ không phải nhờ doanh thu từ chuỗi, chuỗi thất bại?

Video: Tận mục công nghệ tung lưới bắt kẻ gian của Nhật

 

Tại sao có một số công ty tập đoàn chuyên kinh doanh ngành hàng F&B và phát triển chuỗi F&B lớn khác tại Việt Nam cũng nhận từng và đang được quỹ đầu tư lại không bị đóng cửa, thậm chí còn phát triển tốt hơn?

Đằng sau đó là cả một câu hỏi lớn cho vấn đề “tăng trưởng nóng – đóng chuỗi nhanh” của The Kafe. Không phải ngẫu nhiên Starbucks Coffee trở thành thương hiệu toàn cầu bởi mỗi khi mở mới một cửa hàng tại một thị trường, họ cần đến một khoảng thời gian rất dài để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, concept và địa điểm.

Cũng không phải tự dưng mà Highland Coffee trở nên nổi tiếng. Tất cả đều cần thời gian, nhân sự, quy trình, sự chuẩn bị và giá trị cốt lõi.

Chỉ nên gọi quỹ nếu bạn đã sẵn sàng và gọi quỹ là để phát triển: Nếu bạn là người nhận tiền đầu tư từ các nhà đầu tư hoặc các quỹ đầu tư, bạn hay chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhận ít tiền thôi và cam kết ít thôi, hoặc thậm chí không cho hoặc hạn chế các chủ đầu tư tham gia vào công việc điều hành; hoặc không chịu sức ép từ phía nhà đầu tư.

Nhưng có lẽ điều này khó đúng với The Kafe vì số tiền 5,5 triệu đô la Mỹ là con số không hề nhỏ, dù kể cả với một quỹ đầu tư có giá trị lên tới hàng trăm triệu đô la Mỹ hoặc hàng tỷ đô la Mỹ. Có thể bạn chưa thực sự sẵn sàng cho việc đó hoặc không thể sẵn sàng cho việc đó, và thị trường đã có câu trả lời rất khắc nghiệt.

Đó có thể là một phần của lý do “tăng trưởng nóng – đóng cửa nhanh”. Cũng có không ít khách hàng đã từng ăn, uống và trải nghiệm dịch vụ tại The Kafe và nhận xét rằng, thực sự sản phẩm đem phục vụ khách hàng không có nhiều giá trị cốt lõi. Thương hiệu The Kafe quá mới mẻ, thiếu giá trị thương hiệu và chưa kịp hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.

1102449_10153162584865607_1215056234_o-1

Thương hiệu The Kafe quá mới mẻ, thiếu giá trị thương hiệu và chưa kịp hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.

Xét một ví dụ minh họa như hãng Starbucks Coffee, giá trị lõi của hãng nằm ở khối tài sản bất động sản bao gồm các địa điểm và các mẫu thiết kế và năng lực thi công các thiết kế cửa hàng (CEO Starbucks từng cho rằng chúng tôi là những làm bất động sản bán café); công thức chế biến đồ uống kèm theo công nghệ chế biến; công nghệ thông tin ứng dụng nhằm gia trải nghiệm khách hàng và phục vụ khách hàng; chuỗi cung ứng nguyên liệu mang tính toàn cầu và được kiểm soát chặt chẽ; đội ngũ nhân sự có sự chuẩn bị và được đào tạo bài bản với các chính sách nhân sự thật rõ ràng, thương hiệu và giá trị thương hiệu được duy trì và phát triển mạnh, văn hóa doanh nghiệp rất đáng ngưỡng mộ…

Chính vì vậy, có thể nói, thật không đơn giản nếu chỉ nghĩ rằng mở ra thật nhiều cửa hàng trông xịn xịn một tí, hiện đại một tí, gọi quỹ đầu tư và thế là thành công nếu xét một cách toàn diện.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân MBA - Nguyễn Phan Anh, Chuyên gia Online Marketing).

Việt Vũ
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn